10 sự kiện Môi trường nổi bật trong năm 2017

Ban biên tập|25/12/2017 22:34
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Năm 2017, lĩnh vực Môi trường là một trong những vấn đề nóng của đất nước với nhiều sự kiện nổi bật. Dưới đây là 10 sự kiện Môi trường trong nước được Ban biên tập Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống – moitruong.net.vn tổng hợp.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu

  1. Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong 2 ngày (từ ngày 26 – 27/9/2017) Hội nghị “Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với Biến đổi khí hậu (BĐKH)” đã diễn ra tại Tp. Cần Thơ. Hội nghị có sự tham dự và chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phiên thảo luận toàn thể ngày 27/9/2017.

Hội nghị được ví như “Hội nghị Diên Hồng” bàn quyết sách cho sự phát triển bền vững của Đồng bằng sông Cửu Long. Tại Hội nghị, đã đi sâu vào thảo luận các vấn đề toàn diện như: Quy hoạch tổng thể và phát triển hạ tầng cho ĐBSCL; thách thức và giải pháp về quản lý tài nguyên nước tại ĐBSCL; định hướng chuyển đổi quy mô lớn về mô hình phát triển ĐBSCL;

Thông qua Hội nghị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mong muốn tìm ra giải pháp đột phá để ĐBSCL phát triển bền vững thích ứng với BĐKH.

  1. Quốc Hội thông qua Luật Bảo vệ và phát triển rừng

Ngày 15/11/2017, Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Lâm nghiệp trình Quốc hội xem xét thông qua. Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).

Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, Dự thảo Luật Lâm nghiệp theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường vào ngày 24/10/2017, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội đã xem xét, thông qua.

Luật Lâm nghiệp bao gồm 12 Chương, 108 Điều quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh “Một hành tinh” diễn ra tại Paris

  1. Bộ trưởng Trần Hồng Hà tham dự Hội nghị Thượng đỉnh “Một hành tinh” tại Paris

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh “Một hành tinh” diễn ra tại Paris, Cộng hòa Pháp, ngày 12/12/2017.

Đây là sự kiện do Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres và Chủ tịch Ngân hàng thế giới Jim Yong Kim đồng tổ chức.

Thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, huy động tài chính công và tư là 3 mục tiêu then chốt của Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về khí hậu này

  1. Việt Nam: Thiệt hại 60.000 tỷ đồng do mưa lũ trong năm 2017

Từ đầu năm 2017 đến nay, Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi 14 cơn bão, nhiều đợt mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất làm 386 người chết và mất tích, tổng thiệt hại lên đến 60.000 tỷ đồng.

Lễ khánh thành nhà máy xử lý chất thải công nghiệp phát điện tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội

  1. Khánh thành nhà máy điện rác đầu tiên tại Việt Nam

Sáng 24/4, Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp phát điện (Nhà máy Nedo) đầu tiên của Việt Nam đã được khánh thành, đưa vào sử dụng tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội).

Dự án Nhà máy Nedo được xây dựng trên diện tích 16.809m2 thuộc địa bàn xã Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) với tổng mức đầu tư trên 645 tỷ đồng. Nhà máy sử dụng công nghệ đốt rác phát điện tiên tiến của Nhật Bản với công suất 75 tấn/ngày và tạo ra 1,93 MW điện. Đây được đánh giá là dự án tiên phong trong quy trình xử lý rác thải công nghiệp hiện đại chưa từng có tại Việt Nam và khu vực.

  1. Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam bị xử phạt gần 1,6 tỷ đồng

Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) với tổng số tiền hơn 1.585.000.000 đồng.

Đây là mức phạt cho 5 thiếu sót của công ty khi xử lý rác thải tại bãi rác Đa Phước, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh.

Dự án phân bố thành 2 khu vực với tổng diện tích 54,149m2. Các khu dùng cho trồng trái cây, khu thương mại dịch vụ với 13,000m2 và phục vụ giao thông, sân bãi…

  1. Tạm dừng Dự án xây dựng Công viên trái cây huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

Ngày 01/11/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn số 5884/BTNMT-TNN đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo chủ đầu tư và các Sở Ban, ngành có liên quan tạm dừng thực hiện việc thi công, xây dựng dự án Công viên trái cây tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; Tiến hành rà soát lại công tác đánh giá tác động môi trường nhất là đánh giá tác động của Dự án tới thoát lũ, lưu thông dòng chảy, bồi lắng, sạt, lở lòng, bờ bãi sông theo quy định. Đồng thời, rà soát lại việc việc tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai, môi trường và tài nguyên nước.

Dự án Công viên trái cây tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân huyện Cái Bè làm chủ đầu tư với quy mô diện tích khoảng 9,78ha, trong đó diện tích phần lấn sông Tiền khoảng 6,8ha với chiều dài lấn sông lớn nhất là 160m, trung bình là 110m và với tổng chiều dài kè của dự án vào khoảng 800m.

Phát động Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với Cuộc sống” – Chủ đề: “Lũ lụt, hạn hán và hành động của chúng ta” tại Thái Nguyên

  1. Tổ chức Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với Cuộc sống” – Chủ đề: “Lũ lụt, hạn hán và hành động của chúng ta”

Nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của thế hệ trẻ, cộng đồng về thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, qua đó có những hành động ứng xử đúng đắn về biến đổi khí hậu. Ngày 28/8/2017, được sự quan tâm và đồng ý của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với Cuộc sống” – Chủ đề “Lũ lụt, hạn hán và hành động của chúng ta”, đối tượng dự thi là những sinh viên đang học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp trên cả nước. Tại Lễ phát động Cuộc thi có sự tham dự và chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc.

Ban tổ chức đã phát động cuộc thi tại 06 điểm trường ở 06 tỉnh thành từ Bắc – Trung – Nam. Đó là: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu, Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.

Sau hơn 3 tháng phát động cuộc thi (từ ngày 28/8 – 30/11/2017), Ban tổ chức đã nhận được 516 tác phẩm gồm: bài viết, hình ảnh, video clip, video clip tiểu phẩm của tác giả.

  1. Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch giai đoạn 2016 – 2025

Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch giai đoạn 2016 – 2025.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng sẽ làm Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch. Các ủy viên của ban gồm Thứ trưởng các Bộ, ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông và đại diện lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Ban chỉ đạo sẽ giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối hoạt động giữa các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương.

  1. Việt Nam mất 1,7 triệu ha rừng trong 10 năm

Trong 10 năm từ 2004 đến 2014, diện tích rừng phòng hộ ở Việt Nam đã giảm hơn 1,7 triệu ha, tương đương tốc độ suy giảm trung bình 23%/năm.

Trong đó rừng phòng hộ là rừng tự nhiên giảm tới 1,43 triệu ha, chiếm tới 84,1% diện tích đất rừng phòng hộ bị suy giảm. Hiện nay, chỉ còn hơn 4,5 triệu diện tích rừng phòng hộ, trong đó có hơn 60% là rừng tự nhiên.

Ban biên tập


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
10 sự kiện Môi trường nổi bật trong năm 2017