Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Phân công nhiệm vụ thực hiện Chỉ thị 25 của Thủ tướng

15/12/2016 10:27
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) –

(Moitruong.net.vn) – Ngày 14/12/2016, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 2807/QĐ-BTNMT ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp  bảo vệ môi trường.

Quảng Nam: Thủy điện xả lũ, nhiều nơi ngập nặng

Nan giải xử lý rác thải y tế ở tuyến huyện, tỉnh

Để thực hiện Kế hoạch, Bộ trưởng yêu cầu toàn ngành TN&MT cả nước nâng cao tính kỉ luật, kỉ cương, trách nhiệm thực thi công vụ, quán triệt và thực hiện nghiêm Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Đồng thời, từng nhiệm vụ, giải pháp được phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị chủ trì, các đơn vị phối hợp thực hiện nhằm triển khai có hiệu quả, bảo đảm tiến độ các nhiệm vụ được giao.

bo-truong-tran-hong-ha

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 2807/QĐ-BTNMT

Theo quyết định này, Bộ trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể với các đơn vị thuộc Bộ như sau:

Tổng cục Môi trường chủ trì thực hiện các nhiệm vụ: Rà soát, đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 nhằm khắc phục những bất cập hiện nay, nhất là các quy định về những công cụ, biện pháp quản lý Nhà nước, biện pháp kiểm soát kỹ thuật, giám sát hoạt động xả thải của doanh nghiệp, hoàn thành trong năm 2017.

Rà soát, đề xuất điều chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường cho phù hợp với điều kiện trong nước và yêu cầu hội nhập quốc tế, kết hợp với thải lượng chất ô nhiễm và sức chịu tải của môi trường tiếp nhận, hoàn thành trong năm 2017.

Xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất phục vụ cho việc thu hút đầu tư, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư, hoàn thành trong năm 2017;

Xây dựng, trình ban hành bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng kết quả bảo vệ môi trường của các địa phương trong năm 2016 thực hiện trong năm 2017;

Hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương: tổ chức rà soát các báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư lớn, nhất là các dự án lớn có nguy cơ cao tác động xấu đến môi trường và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao đã được phê duyệt để có điều chỉnh kịp thời, hoàn thành trong năm 2017; tổ chức rà soát, ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường theo hướng ngăn chặn các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, phân loại rác tại nguồn và thu gom rác thải; tạo điều kiện thuận lợi để phối hợp, phản biện, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường; chủ động cung cấp thông tin, phát huy vai trò của báo chí trong công tác bảo vệ môi trường.

Hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: sớm ban hành các quy chuẩn kỹ thuật môi trường của địa phương, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ gây ô nhiễm cao và các đô thị đông dân cư, khu vực có hệ sinh thái nhạy cảm cần được bảo vệ; tập trung xử lý triệt để, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư, chuyển vào các khu công nghiệp; buộc tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; buộc đối tượng có quy mô xả lớn lắp đặt ngay các thiết bị kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải theo quy định của pháp luật và truyền số liệu trực tiếp về Sở TN&MT địa phương; hoàn thành việc phê duyệt, rà soát phê duyệt lại theo thẩm quyền quy hoạch quản lý chất thải rắn trong năm 2017; tổ chức thực hiện ngay quy hoạch đã được phê duyệt; điều tra, đánh giá, khoanh vùng và có kế hoạch xử lý các khụ vực ô nhiễm tồn lưu trên địa bàn.

Phối hợp với Thanh tra Bộ kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành và địa phương. Tập trung thanh tra, kiểm tra các cơ sở có lưu lượng nước thải từ 200 m3/ngày đêm trở lên trên phạm vi cả nước.

Thực hiện tổng điều tra, đánh giá, phân loại các nguồn thải trên phạm vi cả nước; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải hoàn thành trong năm 2018. Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo về môi trường tại các vụng kinh tế trọng điểm, các khu vực tập trung nhiều nguồn thải, khu vực nhạy cảm về môi trường trước năm 2020. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất giải pháp tăng cường vai trò, trách nhiệm và có cơ chế đặc thù phù họp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông.

Phối hợp với Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền, các cơ quan báo chí xây dựng và thực hiện chương trình thông tin tuyên truyền nâng, cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật, chế tài xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đến từng doanh nghiệp và mỗi người dân.

Bộ trưởng cũng giao Tổng cục Môi trường thực các nhiệm vụ phối hợp thực hiện với các đơn vị khác như: Làm đầu mối tham gia nhiệm vụ do Bộ Công an chủ trì cùng các cơ quan chức năng đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động của lực lượng cảnh sát môi trường theo hướng tập trung vào đấu tranh, phòng chống tội phạm về môi trường; xử lý các vụ việc vi phạm nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Đầu mối tham gia nhiệm vụ do Bộ Xây dựng chủ trì cùng Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch liên quan đến xây dựng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, làm rõ những nội dung bảo vệ môi trường và từng công trình bảo vệ môi trường. Rà soát, kiểm tra việc tuân thủ quy hoạch xây dựng chi tiết đối với các dự án đầu tư lớn, có tác động xấu đến môi trường. Rà soát định mức, chi phí cho bảo vệ môi trường trong tổng mức đầu tư của dự án xây dựng, hoàn thành trong năm 2017. Đầu mối tham gia nhiệm vụ do Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành suất đầu tư, giá dịch vụ trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt, hoàn thành trong năm 2017.

Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường xây dựng, trình Bộ TN&MT để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quy chế ứng phó sự cố môi trường;

Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường rà soát các quy định về bảo vệ môi trường trong các Luật: Bảo vệ môi trường, Đa dạng sinh học, Tài nguyên nước, Khoáng sản, Đất đai, Bảo vệ và Phát triển rừng, các luật về thuế, Ngân sách Nhà nước, Đầu tư, Doanh nghiệp, Xây dựng, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Năng lượng và các luật khác có liên quan đến bảo vệ môi trường; đề xuất các nội dung sửa đổi bảo đảm thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường hoàn thành năm 2017.

Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường tham gia nhiệm vụ do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì cùng Bộ Xây dụng và các Bộ có liên quan đánh giá tác động đến môi trường của những công nghệ được nhập khẩu; rà soát các dự án nhập khẩu dây chuyền, công nghệ xử lý rác thải; đề xuất công nghệ, thực hiện thí điểm xử lý chất thải rắn bằng công nghệ của Việt Nam, hoàn thành trong năm 2017.

Vụ Kế hoạch chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường tham gia nhiệm vụ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tham mưu cân đối, bố trí vốn đầu tư cho các dự án xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại theo quy hoạch đã được phê duyệt ngay trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và dài hạn. Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường, Vụ Tài chính tham gia nhiệm vụ do Bộ Tài chính chù trì trình Thủ tướng Chính phủ phương án bảo đảm kinh phí cho bảo vệ môi trường theo hướng: tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, cân đối kinh phí thường xuyên sự nghiệp môi trường hàng năm không dưới 1% tổng chi ngân sách Nhà nước và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. kiểm tra việc thực hiện chi đúng, chi đủ nguồn ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Vụ Tài chính chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường tham gia nhiệm vụ do Bộ Tài chính chủ trì đề xuất phương án dành 100% tiền xử phạt vi phạm hành chính về môi trường để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.

Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phượng rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực quản lý môi trường cho các Bộ, ngành và địa phương; ưu tiên cấp huyện, xã.

Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường, Thanh tra Bộ, Vụ Pháp chế tham gia nhiệm vụ do Thanh tra Chính phủ chủ trì cùng Bộ Tư pháp và các Bộ liên quan rà soát, trình Chính phủ quy định giao Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường tham gia nhiệm vụ do Thanh tra Chính phủ chủ trì cùng các Bộ, địa phương xây dựng Kế hoạch thanh tra môi trường, bảo đảm không chồng chéo, không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối họp với Tổng cục Môi trường, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính xây dựng Đe án về cơ chế đột phá huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, xã hội hóa bảo vệ môi trường, thực hiện đúng nguyên tắc: “người được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường; người gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại” trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Về tổ chức thực hiện, Bộ trưởng phê duyệt về nguyên tắc danh mục các nhiệm vụ, dự án ưu tiên triển khai thực hiện Kế hoạch; đồng thời, yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức phổ biến, quán triệt Chỉ thị số số 25/CT-TTg và tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch theo phân công.

Đồng thời, đối với các địa phương, Bộ trưởng giao các Sở TN&MT xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch hành động thực hiện các nội dung nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và các nội dung theo Kế hoạch thực hiện Chỉ thị của Bộ TN&MT phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương.

Lê Chín(t/h)

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Phân công nhiệm vụ thực hiện Chỉ thị 25 của Thủ tướng