Cảnh báo mối nguy hiểm từ ‘vành đai rác’ trên trời

Quỳnh Dao (T/h)|03/10/2018 12:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Kể từ năm 1957, khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên được phóng thành công lên quỹ đạo trái đất với cái tên Sputnik 1, rồi tiếp theo đó là nhiều vệ tinh nhân tạo khác được phóng lên. Giấc mơ khám phá không gian của con người đồng thời cũng đưa đủ loại rác lên vũ trụ.

Hà Tĩnh: Phóng sinh 1 tấn cá về môi trường tự nhiên.

Mỹ: Phát hiện một rạn san hô khổng lồ dưới đáy đại dương

Khác với rác trên trái đất, rác vũ trụ là mảnh vỡ hoặc các vật thể còn lại của hoạt động hàng không vũ trụ của con người bay trong không gian, hình thành nên “vành đai rác”.

Theo thống kê, khoảng hơn 9.000 mảnh rác vũ trụ từ những phế liệu của vệ tinh, mảnh cách nhiệt trên thân tàu, mảnh vỡ của khoang nhiên liệu… đang trôi nổi trên quỹ đạo bao vây trái đất. Dự đoán tổng trọng lượng của rác vũ trụ đã lên tới hơn 5.500 tấn, số lượng rác vũ trụ không ngừng tăng lên.

Hiện có hàng ngàn vật thể tương đối lớn bay ở độ cao từ 200 – 2.000 km; nếu một vệ tinh được đưa lên độ cao 600 km, thì nó sẽ bay quanh trái đất trong 25 năm, còn nếu ở độ cao 1.000 km – sẽ bay cho đến năm 4001. Nếu cao hơn nữa – thời gian bay coi như vô hạn, việc giải quyết đám “rác” sống lâu trong vũ trụ không hề đơn giản.

Gần đây nhất, các nhà khoa học Anh mạnh dạn phát triển 1 thiết bị trông giống như 1 cây thương với chiều dài 1,5 mét và di chuyển với vận tốc khoảng 90 km/h để dọn rác vũ trụ. Giải phóng không gian vũ trụ khỏi vấn nạn rác thải không chỉ là vấn đề cấp bách đối với NASA mà còn đang được nhiều quốc gia nghiên cứu phương án thực hiện.

Quỳnh Dao (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cảnh báo mối nguy hiểm từ ‘vành đai rác’ trên trời