Chiêm ngưỡng những cổ vật thêu, chạm khắc tinh xảo thời Nguyễn

29/04/2017 14:40
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Bình phong chạm cẩn tích Hai Bà Trưng đánh giặc. Chất liệu Gỗ gụ, có niên đại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ  XX

(Moitruong.net.vn) – Sáng 28/4, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (số 15A, Lê Lợi, TP.Huế) triển lãm trưng bày cổ vật “Gấm vóc vàng son thời Nguyễn” của hai Nhà sưu tầm cổ vật Trần Đình Sơn và Hoàng Văn Kim.

1

Nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2017, Triển làm “Gấm vóc vàng son thời Nguyễn” trưng bày hơn 50 cổ vật với 3 chủ đề: Các tác phẩm về thêu, Gỗ chạm cẩn, Sơn son thếp vàng.

2

 Chiếc ngai “Khải Định niên tạo” niên đại từ thời Khải Định, làm từ gỗ sơn son thếp vàng và chạm khắc tinh xảo

Mặc dù trời đổ mưa lớn nhưng buổi triển lãm đã thu hút rất đông người dân, du khách và các nhà nghiên cứu đến ngăm nhìn các cổ vật độc đáo, đẹp mắt. Quan triển lãm, người xem cảm nhận sâu sắc những tinh hoa, tài năng của các nghệ nhân nghề Thêu và Mọc mỹ nghệ của người việt trong nữa đầu thế kỷ XX.

3

Chiếc rương này có niên đại từ thời Khải Định, được đánh giá là cổ vật quý hiếm, chất liệu làm từ gỗ sưa và gỗ mun. Các họa tiết được chạm trổ cách điệu sinh động, linh hoạt

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn chia sẻ, “Với mục đích tái hiện lại nghề thêu truyền thống Huế trong giai đoạn hoàng kim từ cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX, hiện vật tại Triển lãm là những bức tranh, trướng với kỹ thuật thêu điêu luyện trên chất liệu gấm vóc sử dụng dưới thời nhà Nguyễn. Thể hiện nhiều đề tài trong đời sống sinh hoạt của dân tộc Việt, kết hợp với hiện vật gỗ được chạm khắc vô cùng tinh xảo. Hy vọng lần trưng bày này sẽ mang đến cho công chúng, du khách và bạn bè quốc tế một góc nhìn đọc đáo, ấn tượng về nghề truyền thống Huế với một bề dày lịch sử vốn có của mình”.

4

Ông Trần Đình Sơn giới thiệu bức trướng với kỹ thuật thêu điêu luyện trên chất liệu gấm vóc sử dụng dưới thời nhà Nguyễn

Được biết, để mang những đồ cổ đến tay người yêu tinh hoa dân tộc, ông Hoàng Văn Kim (1967), hội viên Hội cổ vật Thăng Long Hà Nội đã sang châu Âu tìm lại những cổ vật và mang chúng trở lại Việt Nam.

5

Rất đông người dân và du khách đến tham quan triển lãm

Triển lãm mở cửa từ ngày 28/4 đến ngày 2/5.

                                                                            H.Đội


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chiêm ngưỡng những cổ vật thêu, chạm khắc tinh xảo thời Nguyễn