Chính sách về Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực năm 2016

(Theo Thế giới môi trường online)|08/08/2016 09:53
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn)

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền, người sử dụng đất có hành vi vi phạm có trách nhiệm nộp đầy đủ số tiền vi phạm; thay đổi mức phí thẩm định cấp phép khai thác tài nguyên nước; hoạt động thu gom, mua, bán than trôi sẽ siết chặt… là những quy định mới liên quan đến ngành TN&MT sẽ có hiệu lực vào tháng 8/2016.

images

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Quy định việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí đo đạc xác định diện tích đất vi phạm

Có hiệu lực thi hành từ ngày 08/8/2016, Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTNMT-BTC giữa Bộ TN&MT và Bộ Tài chính đã quy định rõ việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí đo đạc xác định diện tích đất vi phạm trong trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 5 của Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Theo đó, khi cần thực hiện đo đạc xác định diện tích đất vi phạm, đoàn thanh tra, kiểm tra gửi văn bản yêu cầu đo đạc kèm theo biên bản về việc người sử dụng đất yêu cầu xác định lại diện tích đất vi phạm đến đơn vị có chức năng đo đạc thuộc Sở TN&MT, Phòng TN&MT. Trong thời gian không quá 2 ngày kể từ ngày nhận văn bản yêu cầu đo đạc, đơn vị đo đạc có trách nhiệm triển khai thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính để xác định diện tích đất vi phạm. Sau khi hoàn thành đo đạc xác định diện tích đất vi phạm, đơn vị đo đạc lập dự tính kinh phí thực hiện đo đạc xác định diện tích đất vi phạm, trình Sở TN&MT cùng với kết quả đo đạc để xem xét thẩm định và gửi cơ quan quyết định thanh tra, kiểm tra để làm thủ tục tạm ứng kinh phí.

Trường hợp Sở TN&MT quyết định thanh tra, kiểm tra, Sở TN&MT làm thủ tục tạm ứng kinh phí (kèm theo dự tính kinh phí đã thẩm định) gửi Sở Tài chính để trình UBND cấp tỉnh xem xét, tạm ứng.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền, người sử dụng đất có hành vi vi phạm có trách nhiệm nộp đầy đủ số tiền, đúng thời gian, địa điểm nộp nêu trong thông báo. Trường hợp chậm nộp sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

Mức phí thẩm định cấp phép thăm dò tài nguyên nước có sự thay đổi

Sự thay đổi này được quy định cụ thể trong Thông tư số 94/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Quyết định 59/2006/QĐ-BTC về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất; Thông tư số 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, mức thu phí thẩm định đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước như sau: Đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả từ 3.000 đến dưới 10.000 m3/ngày đêm có mức thu là 8.500.000 đồng/hồ sơ; đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả từ 20.000 đến 30.000 m3/ngày đêm mức thu là 14.600.000 đồng/hồ sơ; đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả từ 20.000 đến 30.000 m3/ngày đêm mức thu là 14.600.000 đồng/hồ sơ; đề án, báo cáo có lưu lượng nước trên 30.000 m3/ngày đêm mức thu 17.700.000 đồng/hồ sơ….

Cũng theo Thông tư 94, mức thu tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể tại địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, như: Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất, đối với đề án thiết kế giếng có lưu lượng nước dưới 200 m3/ngày đêm không quá 400.000 đồng/1 đề án; đối với đề án, báo cáo thăm dò, khai thác có lưu lượng nước từ 500 m3 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm không quá 2.600.000 đồng/1 đề án, báo cáo; đề án, báo cáo thăm dò, khai thác có lưu lượng nước từ 1.000 m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm không quá 5.000.000 đồng/1 đề án, báo cáo.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 11/8/2016.

(Theo Thế giới môi trường online)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chính sách về Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực năm 2016