Chuyển dịch kinh tế nông nghiệp gắn với biến đổi khí hậu

Trương Anh Sáng|22/05/2018 02:27
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Thỏa thuận hợp tác số 16 và văn bản số 3388 ngày 10/5/2018 của UBND tỉnh Cà Mau về Thỏa thuận Hợp tác phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 – 2020 là nội dung quan trọng để các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Cà Mau phát triển nông nghiệp bền vững gắn với biến đổi khí hậu.

 

Hội thảo khoa học tạo điều kiện quảng bá sản phẩm và trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp

Theo đó, để đạt được mục tiêu trên, nội dung thỏa thuận yêu cầu mỗi tỉnh cần trao đổi kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, cung cấp các giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao phục vụ cho phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng vùng nguyên liệu phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa phương nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

 Tăng cường phối hợp, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, hoạt động của Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến, xuất khẩu thủy hải sản. Một số cơ quan chuyên ngành làm cầu nối để giới thiệu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các nhà đầu tư tiếp cận, tìm hiểu để hợp tác đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh nông, lâm sản trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố.

Chủ động phối hợp trong công tác đầu tư, nâng cấp, quản lý và sử dụng hợp lý kết cấu hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai, xâm nhập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với ứng phố biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn.

Mô hình trồng dưa leo chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng nông nghiệp sạch

Hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch gắn với ứng phó biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn của từng địa phương trong công tác quản lý nhà nước về lập và quản lý quy hoạch ngành, lĩnh vực. Đề xuất, kiến nghị Trung ương tăng cường hỗ trợ về cơ chế, chính sách, kinh phí và giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường cho vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long làm cơ sở thu hút đầu tư, phát triển kinh tế khu vực bền vững, nhất là khu vực đô thị, khu công nghiệp tập trung.

Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời xử lý ô nhiễm môi trường và xây dựng kế hoạch phát triển bền vững cho vùng. Đánh giá tác động môi trường, dự báo chất lượng môi trường, tham gia thẩm định các dự án liên quan đến tác động môi trường giữa các địa phương. Phối hợp tổ chức và hỗ trợ các dự án bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, duy trì và phát huy giá trị hệ sinh thái phục vụ yêu cầu phát triển. Nghiên cứu, tổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn; quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản trong vùng.

Cùng nhau giới thiệu các dự án mời gọi đầu tư của từng địa phương đến các hiệp hội doanh nghiệp, hội ngành nghề và các tổng công ty, doanh nghiệp lớn có nhu cầu phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ngành công nghiệp như: chế biến nông – lâm – thủy – hải sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc – gia cầm – thủy sản, dệt may, bao bì, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo; hợp tác trao đổi thông tin về các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Tiếp tục trao đổi kinh nghiệm trong công tác khuyến công, công tác quản lý năng lượng tái tạo, sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; kinh nghiệm quản lý, cơ chế chính sách phát triển cụm công nghiệp, điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Tổ chức các hội thảo, giao lưu trao đổi kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ; mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng, khai thác các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn các tỉnh trong vùng.

Liên kết trong công tác xúc tiến thương mại, chia sẻ thông tin thị trường xuất khẩu, tiêu thụ hàng hóa; chú trọng ưu tiên liên kết, hợp tác trong việc xây dựng các chuỗi giá trị hàng hóa, nhất là hàng nông sản, thủy sản…; chuỗi cung ứng hàng hóa nông sản sạch, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm trong ngành công thương; trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý nhà nước về thương mại và dịch vụ, đặc biệt về công tác quản lý thị trường, kiểm tra, kiểm soát phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại (trong đó đặc biệt đối với kiểm ưa, xử lý các trường họp đưa tạp chất vào tôm, an toàn vệ sinh thực phẩm), quản lý chợ, kinh doanh xăng dầu, mời gọi đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại kết nối giao thương, bình ổn thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa… đáp ứng theo yêu cầu của nhà phân phối và tiêu dùng.

Trương Anh Sáng

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chuyển dịch kinh tế nông nghiệp gắn với biến đổi khí hậu