Cơ hội và thách thức trong phát triển nhiệt điện than

Ngọc Lan (T/H)|02/09/2018 04:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Ngày Quốc khánh yêu thương!

(Moitruong.net.vn) – Theo thống kê, hiện nay Việt Nam có khoảng 30 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và một số tại khu vực phía nam. Tuy đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện nhưng việc phát triển nhiệt điện than đã đối mặt với nhiều thách thức.

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Ảnh: Đ.T/Lao Động

Theo Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đến năm 2020, nhiệt điện than với quy mô 25.620MW chiếm 42,7% công suất sẽ cung cấp khoảng 130 tỉ kWh chiếm 49,3% điện năng toàn hệ thống. Dự kiến đến năm 2030, nhiệt điện than có tổng công suất 53.890MW chiếm 42,6% tổng công suất, cấp 304,3 tỉ kWh chiếm 53,2% điện năng toàn hệ thống.

Như vậy, nếu tính khả năng phát điện, tỉ lệ điện năng cung cấp trên tỉ lệ công suất đặt thì nhiệt điện than khoảng 1,15 (2020) đến 1,25 (2030), trong khi đó năng lượng tái tạo là 0,65 (2020) và 0,5 (20-30).

“Trên cơ sở phân tích tỉ trọng các dạng nguồn năng lượng điện trong Quy hoạch điện VII, có thể khẳng định nhiệt điện than hiện tại và trong thời gian đến năm 2030 vẫn giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp năng lượng điện cho Hệ thống điện toàn quốc”, vị đại diện này cho hay trên Lao Động.

Tuy đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện, nhưng trên thực tế việc phát triển các dự án nhiệt điện than đã và đang đối mặt khá nhiều khó khăn, thách thức, điển hình là vấn đề môi trường.

Do các nhà máy nhiệt điện đốt than đã gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư xung quanh nhà máy. Đây là một trong những lý do dẫn đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện than ngày càng gặp khó khăn do không nhận được sự ủng hộ của địa phương, người dân nơi dự kiến xây dựng nhà máy.

Những lo ngại về tác động môi trường do nhiệt điện than mang lại là có lý do. Song nhiều ý kiến cho rằng, nếu có thể đảm bảo yếu tố công nghệ và đầu tư xây dựng, các nhà máy nhiệt điện than vẫn sẽ trong mức “an toàn”.

Tính tại Việt Nam, đến năm 2020 với tổng sản lượng điện khoảng 265 tỷ kWh; trong đó, nhiệt điện than sẽ vào khoảng 130 tỷ kWh, chiếm 49%, thủy điện là 25%, nhiệt điện khí dầu là 16,6%…

Giải thích về nguyên nhân nguồn nhiệt điện than vẫn lớn trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam, chia sẻ trên TTXVN, ông Trương Duy Nghĩa cho rằng, với thủy điện, ưu điểm là giá thành sản xuất điện rẻ nhất, sạch, thời gian xây dựng ngắn nhưng Việt Nam và các nước hiện nay đã khai thác gần như triệt để, không còn nguồn để phát triển.

Đồng thời, thủy điện cũng tốn nhiều diện tích để làm hồ chứa, lượng di dân rất lớn, cần có rừng phòng hộ và khởi thông lòng hồ thường xuyên.

Với nhiệt điện khí, thời gian thi công nhanh, thích hợp phủ đỉnh đồ thị phụ tải, hiệu suất cũng là rất cao, đạt tới gần 60% so với 42 – 43% của nhiệt điện than.

Tuy nhiên, điện khí lại rất đắt tiền, chi phí vận hành, bảo dưỡng cao gấp 2 lần nhiệt điện than. Giá thành sản xuất điện khí từ 12 – 14 cent/kWh…, do vậy, chưa phù hợp để có thể thay thế hoàn toàn nhiệt điện than, phù hợp với tài chính của doanh nghiệp và người dân sử dụng điện.

Đề cập đến vấn đề phát triển nhiệt điện than đi kèm với bảo vệ môi trường, theo đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) khi lập các dự án đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và các giải pháp xử lý tro xỉ, khí thải, chất lỏng… phải tuân thủ quy chuẩn về môi trường mới được phê duyệt.

Do đó nếu cho rằng, cứ phát thải là nguy hiểm thì sẽ “cực đoan” đối với nhiệt điện và theo các kết quả thí nghiệm thành phần than, tro xỉ không chứa chất độc hại, tro xỉ là vật liệu xây dựng rất tốt.

Ngọc Lan (T/H)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cơ hội và thách thức trong phát triển nhiệt điện than