Còn nhiều khó khăn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng

Theo VGP|20/04/2018 01:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Sáng 20/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng. Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng để nhận diện thật rõ những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đầu tư xây dựng

Ảnh minh họa

Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, các chuyên gia, nhà khoa học. Lãnh đạo các địa phương tham dự Hội nghị qua hình thức trực tuyến.

Đây là Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng để nhận diện thật rõ những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, từ đó giúp Chính phủ, các bộ, ngành đề ra những giải pháp khắc phục có hiệu quả, phát triển bền vững hoạt động đầu tư xây dựng – một trong những lĩnh vực sản xuất quan trọng nhất của nền kinh tế.

Theo Bộ Xây Dựng – cơ quan được giao chủ trì tổ chức Hội nghị, những khó khăn, vướng mắc hiện có ở tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng, từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, đến kết thúc dự án đưa vào sử dụng.

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư bắt đầu từ khi xin chấp thuận chủ trương đầu tư đến khi có quyết định đầu tư. Các hoạt động chính trong giai đoạn này gồm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, quyết định đầu tư.

Trong giai đoạn này, ghi nhận rất nhiều khó khăn, vướng mắc, liên quan chủ yếu đến Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách, Luật Xây dựng.

Chẳng hạn, quy định về vốn giữa các luật chưa thống nhất, gây khó khăn cho người thực hiện. Kế hoạch đầu tư công trung hạn chưa thống nhất, chưa kế thừa lẫn nhau với kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính-ngân sách Nhà nước 03 năm.

Quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương cho cơ quan cấp dưới không phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương…

Liên quan đến Luật Bảo vệ môi trường, yêu cầu phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường tại giai đoạn đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư hiện cũng đang gây khó cho doanh nghiệp do các dữ liệu liên quan đến dự án tại giai đoạn này không đủ chi tiết, chỉ mang tính chất sơ bộ, chưa đủ điều kiện để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Giai đoạn thực hiện dự án bắt đầu từ khi có quyết định phê duyệt dự án đến khi kết thúc xây dựng. Trong giai đoạn này, các vướng mắc chủ yếu liên quan đến Luật Đất đai, Luật Đầu tư:

Tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng thường bị kéo dài. Thời gian hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng bình quân mất khoảng 20 tháng, đặc biệt nhiều dự án bị kéo dài từ 5 đến 10 năm do đơn giá đền bù đất, công trình trên đất chưa theo cơ chế thị trường; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa theo quy hoạch được duyệt làm tăng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Theo VGP


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Còn nhiều khó khăn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng