Đà Nẵng: Tổ chức hội nghị quốc tế về phát triển du lịch tàu biển

Hồng Sơn|16/11/2018 07:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Theo Bà Trương Thị Thu Hương, Vụ lữ hành Tổng cục du lịch Việt Nam cho biết: Sản phẩm du lịch tàu biển với các chương trình ngắn từ 4-6 ngày chiếm 47% hành trình , hành trình từ 2-3 ngày chiếm 32%. Xu hướng kết hợp giữa tàu biển và đường không tạo điều kiện cho du khách có những trải nghiệm mới, tránh việc lưu trú dài ngày trên tàu. Sản phẩm du lịch tàu biển đã phát triển nhanh cả về  chất lượng thể hiện tính tiện nghi, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách như nghỉ dưỡng, khám phá văn hóa và du lịch MICE…

– Ngày 15/11, tại khách sạn Golden Bay Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị quốc tế  về phát triển du lịch tàu biển tại Đà Nẵng.Tham gia Hội nghị có gần 100 đại biểu trong nước và quốc tế gồm: lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, Tổng cục du lịch; Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các Hội, Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, Cảng Đà Nẵng; Đại diện các hãng tàu, công ty du lịch chuyên khai thác tàu biển tại Việt Nam…

>>>Mũi Né – Bình Thuận: Điểm du lịch hấp dẫn cho kỳ nghỉ trú Đông

>>>Đà Lạt: Thí điểm xe điện phục vụ tham quan du lịch

Bà Hà Bích Liên, Cố vấn tập đoàn Tàu biển Royal Carribean Cruises trình bày tham luận tại hội nghị.

Ngày nay, du lịch tàu biển không chỉ dừng lại ở việc cung cấp đồng thời hai dịch vụ có tính truyền thống là vận chuyển và lưu trú mà cùng với sự phát triển ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, du lịch tàu biển đã có thể cung cấp cho khách hàng rất nhiều các hoạt động phong phú giống như trên đất liền, trong các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Các tuyến hành trình với nhiều điểm đến ngày càng đa dạng, phong phú.

Những đặc điểm và xu hướng phát triển của du lịch tàu biển khu vực châu Á đem lại đồng thời cả cơ hội và thách thức cho du lịch tàu biển Việt Nam. Cơ hội đó là thị trường gần, phát triển mạnh mẽ, chi phí rẻ, dễ kết nối trong hành trình du lịch tàu biển. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ đối mặt với cạnh tranh gay gắt về điểm đến trong việc thu hút khách tàu biển. Hơn nữa, là một nước đang phát triển, Việt Nam gặp thách thức trong việc đáp ứng sự phát triển hiện đại của các hãng tàu quốc tế cũng như của các quốc gia có điều kiện hạ tầng và kết nối công nghệ tốt trong phát triển du lịch tàu biển. Vấn đề đặt ra Việt Nam sẽ phải liên kết với các hãng tàu, các điểm đến, các trung tâm trung chuyển khách để khẳng định vai trò là điểm đến đón khách trong hành trình du lịch tàu biển trong khu vực.

Phát biểu tại hội nghị: Ông Nguyễn Hữu Sia, Tổng giám đốc Công ty CP Cảng Đà Nẵng cho biết: Trong những năm gần đây, với lợi thế là cảng biển nước sâu và là trung tâm của các di sản văn hóa thế giới tại miền Trung, cùng với việc chăm sóc, tiếp đón tàu và khách du lịch an toàn, chu đáo; Cảng Đà Nẵng đã thu hút nhiều tàu khách du lịch trong và ngoài nước. Hoạt động này đã góp phần thúc đẩy phát triển nghành du lịch Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.

Trong  9 tháng đầu năm 2018, Đà Nẵng đón 75 chuyến tàu cập cảng Tiên Sa, đưa gần 94 ngàn lượt khách đến tham quan Đà Nẵng, Quảng Nam ( tăng 25 chuyến tàu và 62% lượng khách so với cùng kỳ năm 2017). Dự kiến trong năm 2019, số chuyến tàu sẽ đạt 120 chuyến/năm với khoảng 165 ngàn lượt khách.

Các hãng tàu du lịch biển đến Cảng Đà Nẵng là hãng tàu hàng đầu trên thế giới như: Star Cruises, AIDA Cruises, Dream Cruises, Holland America Cruises,… Kích cỡ tàu khách đến Đà Nẵng càng lúc càng lớn, so với năm 2014 tàu khách lớn nhất cập cảng Đà Nẵng là tàu Costa Victoria ( LOA 252,9m, 75166 GRT) thì từ năm 2016 đến nay, tàu lớn nhất là Genting Dream, World Dream ( LOA 335m, 150695 GRT) và đó cũng là lý do Cảng Đà Nẵng triển khai và đưa vào hoạt động dự án mở rộng Cảng Tiên Sa giai đoạn II.

Bên cạnh việc phát triển sản xuất kinh doanh, Cảng Đà Nẵng định hướng đến năm 2020  tập trung mục tiêu phát triển hướng tới “ Cảng xanh” theo hai trụ cột chính: khai thác cảng và dịch vụ logistics ngoài cảng. Công tác khai thác Cảng chú trọng vào tàu container, tàu khách du lịch và tàu hàng trọng tải lớn, giảm dần các mặt hàng tổng hợp; Quan trọng hơn, nhờ việc chú trọng khai thác và vận chuyển hàng container đã  góp phần giảm thiểu ô nhiễm trường cho khu vực và thành phố Đà Nẵng, tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường, không độc hại cho người lao động.

Theo ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở du lịch Đà Nẵng : So với năm 2012, Đà Nẵng đón 57 chuyến tàu với 52.570 lượt khách thì đến năm 2017 đón 87.798 lượt khách ( 74 chuyến tàu). Nếu như giai đoạn 2008 – 2011 thị trường khách chủ yếu của loại hình du lịch biển là Anh, Úc, Đức, Mỹ thì từ 2012 đến nay thị trường khách Trung Quốc gia tăng và luôn chiếm 80%.

Để hấp dẫn và thu hút khách du lịch đến với Đà Nẵng, về phía các đơn vị khai thác du lịch biển đã chủ động xây dựng nhiều chương trình du lịch hấp dẫn, đặc sắc. Thành phố Đà Nẵng đã chú trọng đầu tư phát triển các điểm tham quan mua sắm như: Bảo tàng Chăm, Bảo tàng Đà Nẵng, Danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, Bà Na hills, các bãi tắm công cộng, các sân golf, các điểm mua sắm…

Hồng Sơn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đà Nẵng: Tổ chức hội nghị quốc tế về phát triển du lịch tàu biển