Đà Nẵng : Tổ chức Hội thảo “Ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp cơ sở”

Hồng Sơn|21/11/2018 09:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Theo ông Huỳnh Văn Ngộ, Phó giám đốc Sở khoa học công nghệ thành phố Đà Nẵng cho biết: Ngày nay, ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) có vai trò quan trọng và đóng góp lớn cho phát triển kinh tế – xã hội trên cả hai lĩnh vực ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ (ứng dụng phi năng lượng) và điện hạt nhân (ứng dụng năng lượng).

– Sáng ngày 21.11 tại hội trường nhà khách T26 thành phố Đà Nẵng đã diễn ra buổi hội thảo “Ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp cơ sở”. Đến tham dự buổi hội thảo có nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang xử dụng nguồn phóng xạ để phục vụ cho công việc,  hoạt động sản xuất, khám chữa bệnh…

>>>2 nhà máy điện mặt trời lớn nhất nước Nga đưa vào hoạt động

>>> Điện thoại thông minh gây hại lớn cho môi trường?

Hội thảo Ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp cơ sở tại Đà Nẵng

Tại Việt Nam, công nghệ bức xạ đã được ứng dụng hiệu quả và có triển vọng phát triển trong nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội như y tế (điện quang, y học hạt nhân và xạ trị), công nghệ bức xạ (chiếu xạ khử trùng, kiểm dịch hoa quả và thủy hải sản xuất khẩu; soi chiếu hệ thống, chiếu xạ công nghiệp; xử lý bức xạ biến tính vật liệu), soi chiếu container trong an ninh hải quan, … Nhiều tổ chức, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và hải quan đã khai thác hiệu quả và an toàn các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại ứng dụng công nghệ bức xạ, đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên trong việc xử dụng Năng lượng nguyên tử ngày càng nhiều càng dễ phát sinh những sự cố bức xạ, hạt nhân gây thiệt hại to lớn về con người và vật chất. Trước tình hình này, thành phố Đà Nẵng đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, nhiều buổi diễn tập với các tình huống giả định cấp thành phố cũng như cấp cơ sở với các các đơn vị có xử dụng công nghệ bức xạ nhằm có kế hoạch ứng phó khi sự cố bức xạ, hạt nhân xảy ra, tránh tình trạng bị động gây tổn thất và thiệt hại nhiều về con người và vật chất do những sự cố bức xạ gây ra.

Diễn tập Ứng phó với sự cố bức xạ, hạt nhân tại thành phố Đà Nẵng

 Theo thạc sỹ Võ Đức Anh, Sở KHCN Đà Nẵng: Các sự cố bức xạ xảy ra với các tình huống: thiết bị chứa nguồn phóng xạ nguy hiểm của các cơ sở bị phá vỡ, tai nạn khi vận chuyển nguồn phóng xạ, nguồn phóng xạ lẫn vào trong phế liệu khi di chuyển, tái chế hoặc nhập khẩu, các sự cố bức xạ tại khu vực tiếp giáp địa phương khác; Các nguy cơ cố ý khác: phát tán chất phóng xạ, làm nhiễm bẩn nguồn nước lương thực, thực phẩm hoặc các sản phẩm khác… Với mỗi sự cố bức xạ, hạt nhân tùy theo mức độ ảnh hưởng của sự cố lớn hay nhỏ đều gây ra những hậu quả không lường, thiệt hại nhiều về con người và vật chất. Theo thống kê của các chuyên gia về bức xạ tại Mỹ: Nếu có kế hoạch ứng phó với các tình huống mà sự cố bức xạ xảy ra bằng việc cứu người, hạn chế lan rộng, cô lập khu vực bức xạ, diễn tập định kỳ… sẽ làm giảm mức độ thiệt hại của sự cố xuống 7 lần về con người cũng như vật chất.

Tại thành phố Đà Nẵng hiện nay có 63 cơ sở X- quang y tế với 178 thiết bị X – quang, 30 cơ sở có thiết bị bức xạ và nguồn phóng xạ trong đó có 42 nguồn phóng xạ, 38 thiết bị bức xạ, 7 máy gia tốc ( trong đó có 1 máy sản xuất đồng vị phóng xạ). Từ năm 2011, thành phố Đà Nẵng đã tổ chức những buổi diễn tập cấp cơ sở nhằm ứng phó với sự cố bức xạ theo các tình huống khác nhau và mức độ ảnh hưởng khác nhau theo nhiều kịch bản ứng phó sự cố bức xạ xảy ra cũng như tổ chức các buổi hội thảo nhằm hướng dẫn cho các đơn vị, cơ quan trên địa bàn thành phố có xử dụng nguồn năng lượng nguyên tử trong  cách bảo quản cũng như ứng phó trước các tình huống bức xạ, hạt nhân xảy ra.

Hồng Sơn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đà Nẵng : Tổ chức Hội thảo “Ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp cơ sở”