Đại đoàn kết dân tộc trong Cách mạng tháng Tám – Vững bước đi tới tương lai

NGUYỄN VĂN THANH|19/08/2017 02:40
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định thắng lợi của của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Hiện nay, tinh thần tạo nên sức mạnh ấy đang tiếp tục tác động mạnh mẽ đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hôm nay.

cach mang thang 8 (2)

Mít tinh Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 tại Quảng trường Nhà hát Lớn (19/8/1945)

Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” cách đây 90 năm (1927) Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cho cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chở để trong tay bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế  mới dân chúng được hạnh phúc. Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân,  trong thế giới không gì mạnh bằng lực lực đoàn kết toàn dân”. Tư duy ấy của Người đã được hiện thực hóa sinh động trong sự nghiệp giành độc lập tự do và xây dựng đất nước.

Từ năm 1941, sau 30 năm xã Tổ quốc trở về, Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Mặt trận Việt Minh do Người sáng lập, thực sự là hình ảnh khối đại đoàn kết dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ,  nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến  hành  tổng  khởi  nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân.

Chỉ trong vòng 15 ngày (từ ngày 14 đến ngày 28/8/1945), quyền thống trị, áp bức của bọn đế quốc (Pháp, Nhật) được xây dựng suốt gần một trăm năm và chế độ quân chủ chuyên chế phản tiến bộ tồn tại hàng nghìn năm đã bị nhân dân ta lật đổ hoàn toàn. Lần đầu tiên, chính quyền cả nước thực sự thuộc về nhân dân. Sở dĩ, cuộc cách mạng thành công mau lẹ như vậy là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa quyết định, đó là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng; là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo.

cach mang thang 8 (3)

Cách mạng Tháng Tám với không khí sục sôi tại Hà Nội, thu hút mọi tầng lớp nhân dân trên cả nước tham gia nổi dậy

Đánh giá về một điểm đặc biệt của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Trong một thời gian ngắn, các giai cấp đoàn kết thành một khối, muôn dân đoàn kết để mưu hạnh phúc chung là nước được hoàn toàn độc lập và chống được giặc xâm lăng, đuổi bọn thực dân tham ác ra ngoài bờ cõi”. Trong buổi tối ngày 2/9/1946, tại Pari, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự lễ kỷ niệm Quốc khánh lần đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hội liên hiệp Việt kiều và Hội hữu nghị Pháp – Việt tổ chức. Trong buổi lễ đặc biệt đó, Người xúc động nói: “Chính là sự đoàn kết, đoàn kết hoàn toàn và không gì phá vỡ nổi của toàn thể nhân dân chúng ta đã khai sinh ra nước Cộng hòa của mình” (4). Đó chính là Nhà nước Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Châu Á.- đưa nhân dân từ vị trí người nô lệ trở thành người chủ thật sự của đất nước độc lập.

V.I. Lê-nin đã dạy: “Giành chính quyền đã khó giữ chính quyền còn khó khăn gấp bội”. Sau Cách mạng Tháng Tám, bản chất Nhà nước ta bất di bất dịch, là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Chính phủ đầu tiên do Bác Hồ tổ chức và lãnh đạo đã đoàn kết toàn dân, dựa vào sức mình là chính, tiến hành kháng chiến và kiến quốc, chống thù trong lẫn giặc ngoài. Để bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta giành được những thắng lợi vĩ đại, đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), hoàn thành độc lập và thống nhất Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giành thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây–Nam và biên giới phía Bắc. Những thắng lợi đó, được bạn bè năm châu quý mến và thán phục.

Từ năm 1986, sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo một lần nữa khẳng định bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Đến nay, qua 30 năm (1986 – 2016) đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử về mọi mặt. Năm 1986, bình quân thu nhập đầu người của người Việt Nam chỉ 120 USD, đến năm 2016 ước tính là 2.200 USD (xấp xỉ 50 triệu đồng).  Đảng ta đưa ra Nghị quyết GDP bình quân đầu người đến năm 2020 lên 3.200 – 3.500 USD.

Về chính trị, từ vỏn vẹn 11 nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1954, đến nay chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại tất cả châu lục; đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới…Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những thành tựu to lớn đó chính là: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy, và ngày được mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường”.

Những hình ảnh lịch sử về Cách mạng Tháng Tám 1945 - Ảnh 6

Ngày 19/8/945, cuộc mít tinh trở thành cuộc biểu tình vũ trang tiến vào chiếm phủ Phủ Khâm sai Bắc Kỳ, trại lính bảo an và các cơ sở của chính phủ bù nhìn. Đánh dấu mốc son lịch sử của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám

Đại đoàn kết là bài học truyền thống nhưng luôn mang tính thời sự trong mọi thời kỳ. Để tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong điều kiện lịch sử mới, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng (2016) khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. (7).  Như vậy Nghị quyết Đại hội XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh sự nhất quán về vai trò quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược,động lực, mà còn là nguồn lực to lớn để đất nước ta xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh lịch sử mới.

Hiện nay, tình hình thế giới đang có những biến động phức tạp, tiến công khủng bố ở nhiều nơi, diễn tập quân sự gia tăng trong khu vực, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền trên bộ và trên biển. Trong nước, các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn để chia rẽ các dân, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, diễn biến phức tạp ở Biển Đông để kích động, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại mối quan hệ giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Thực tế trên đã và đang cho thấy, cách mạng Việt Nam sẽ có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen. Là một dân tộc luôn luôn tôn trọng lẽ phải, yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do, thì chúng ta phải luôn nhớ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”.

Trong Di chúc,  một lần nữa Bác khẳng định: “nhờ Đảng ta đã đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng thắng lợi khác”. Thực hiện Di chúc của Người, 47 năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã phát huy cao độ vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc, luôn gắn đoàn kết trong đảng với đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế phát huy sức mạnh tổng hợp làm nên những thắng lợi to lớn.

Hào khí từ mùa thu Cách mạng Tháng Tám đã, đang và mãi mãi cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta. Vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, hơn bao giờ hết chúng ta chúng ta phải tiếp tục tăng cường và phát huy sức mạnh đại đại đoàn kết toàn dân tộc, nhân dân cả nước cùng chung sức, chung lòng cùng Đảng và Nhà nước phát huy tối đa nội lực, tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kịnh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Đoàn kết dân tộc, nói phải đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, làm có kết quả, nêu gương đạo đức là tinh thần bất diệt của cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại.

NGUYỄN VĂN THANH

 

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đại đoàn kết dân tộc trong Cách mạng tháng Tám – Vững bước đi tới tương lai