Đak Lak: Hàng loạt cây thông cổ thụ bị đốn hạ ngay sát hạt kiểm lâm

Mạnh Chiến|15/05/2017 15:39
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Dọc hai bên đường QL14, đoạn qua địa bàn xã Kư Né, huyện Krông buk tỉnh Đak Lak, hàng loạt gốc cây thông có đường kính từ (25-50 cm) nằm trơ trũi trên mặt đất, những gốc cây thông này có dấu hiệu mới bị đốn hạ, điều đáng nói là tại khu này, khoảng cách với Trạm kiểm lâm chừng (200m), tuy nhiên sự việc xảy ra thường xuyên mà không có một cơ quan nào đứng ra can thiệp.

>>>Gia Lai: Nhiều trang trại nuôi heo “bức tử” môi trường

IMG_20170515_222157

Hạt kiểm lâm huyện Krong buk

Những năm gần đây, do sự biến đổi khí hậu nên việc thâm canh của bà con tại một số địa bàn thuộc vùng Tây Nguyên đang gặp khó khăn, để đồng hành cùng với việc đó, Chính phủ, các bộ nghành và chính quyền địa phương đã không ngừng tổ chức công tác tư tưởng, tuyên truyền để bà con hiểu được lợi ích từ rừng phòng hộ, nhằm giảm bớt tình trạng chặt phá hàng loạt cây thông vô tội, tưởng chừng sự việc đã giảm đi tình hình vẫn ngày một gia tăng.

dak lak

Nhiều cây thông có đường kính (50 cm) đã bị đốn hạ ngay trạm kiểm lâm

Tồi tệ thay, khi phải chứng kiến hàng loạt cây thông cổ thụ bỗng dưng biến mất mà không một đáp án, không một cơ quan nào lên tiếng? Theo tìm hiểu thì những đối tượng này, ngoài việc đốn hạ cây thông, lợi dụng sơ hở của cơ quan quản lý rồi lấn chiếm luôn cả đất công để trồng tiêu.

Một người dân cho biết: Tình trạng này đã xảy ra từ lâu, tuy nhiên họ không thực hiện trên diện rộng mà họ chỉ đốn ít một, nhằm tránh quan sát của cơ quan chức năng, với lại ở đây là thuộc đất công nên cứ việc mà lấn chiếm, nếu tôi không làm thì người khác sẽ làm.

Vì sao người dân chặt cây thông trồng cây tiêu

Theo tìm hiểu, những năm gân đây nhờ tiêu đang có giá, mang lại lợi ích kinh tế cao nên người dân đã đổ xô vào trồng tiêu, hầu như các hộ tham gia đốn hạ cây thông vì họ có vườn rãy giáp với đất rừng phòng hộ.

IMG20170514091046

Nhiều gốc cây thông bị chặt không thương tiếc

Một Phó trưởng cục kiểm lâm tỉnh Đak Lak chia sẻ: thực trạng trên đã và đang xảy ra, tuy nhiên rất bất cập cho việc quản lý của cơ quan chức năng, việc người dân tự ý đốn hạ cây thông và sau đó là hành vi chiếm đất của công là có, đã nhiều lần chúng tôi đi kiểm tra và tiến hành lập biên bản, nhưng sau đó họ vẫn tiếp tục.

Khi được hỏi về trách nhiệm của cơ quan quản lý thì vị này cũng cho biết thêm: Lực lượng kiểm lâm là cơ quan thực thi nhiệm vụ về mặt pháp lý đối với các hành vi vi phạm như: vận chuyển trái phép lâm sản, việc để mất rừng thì đó là trách nhiệm thuộc về chủ rừng.

Một ý kiến khác của chuyên gia chia sẻ thực tế về lợi ích từ rừng phòng hộ, nó được bảo vệ để dữ nguôn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khi hậu, bảo vệ môi trường, hạn chế xâm nhập mặn, chắn cát……

Nhằm định hướng lâu dài, thiết nghĩ nhà chức trách cần phải có biện pháp đối với việc quản lý rừng phòng hộ, cần xử lý nghiêm đối với các hành vi chặt phá tài

nguyên của rừng, các cơ quan quản lý phải coi đó là công việc cấp bách, để định hướng thiết thực đối với tài nguyên từ rừng phòng hộ.

                                                                                                           Mạnh Chiến


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đak Lak: Hàng loạt cây thông cổ thụ bị đốn hạ ngay sát hạt kiểm lâm