ĐBSCL: Chủ động di dời dân ra khỏi vùng sạt lở

08/11/2018 04:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia ngày 7-11 cho biết, mực nước sông Cửu Long lên theo triều. Mực nước cao nhất trên sông Tiền tại Tân Châu là 2,37m; trên sông Hậu tại Châu Đốc là 2,37m, tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long ở mức báo động (BĐ) 2 đến BĐ 3, có nơi trên BĐ3. Mực nước sông Cửu Long tiếp tục lên theo triều và đạt mức cao nhất vào ngày 8 và 9-11.

– Những đợt triều cường trong tháng 9 âm lịch đã phá vỡ hàng loạt tuyến đê bao trên ở Vĩnh Long, Cần Thơ… gây thiệt hại nặng cho người dân. Trước tình hình đó, Tổng cục Phòng chống thiên tai, yêu cầu các tỉnh, thành ĐBSCL cần chủ động di dời các hộ dân ra khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực nguy cơ sạt lở, vùng bị ngập sâu.

>>> Ninh Thuận: Sóng biển xâm thực gây sạt lở nhiều tuyến đê kè ven biển

>>> Hà Tĩnh: Cấp phát trang thiết bị ứng phó với thiên tai

Cụ thể, tại Tân Châu lên mức 2,40m; tại Châu Đốc lên mức 2,38m; mực nước tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long lên mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3 từ 0,05-0,15m, sau đó xuống chậm. Đến ngày 11-11, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,36m; tại Châu Đốc ở mức 2,35m, mực nước tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long ở mức BĐ2- BĐ3 và trên BĐ3.

Những đợt triều cường trong tháng 9 âm lịch đã phá vỡ hàng loạt tuyến đê bao trên ở Vĩnh Long, Cần Thơ… gây thiệt hại nặng cho người dân

Trước đó, những đợt triều cường trong tháng 9 âm lịch đã phá vỡ hàng loạt tuyến đê bao trên ở Vĩnh Long, Cần Thơ… gây thiệt hại nặng cho người dân. Hiện các địa phương vùng hạ nguồn đang theo dõi sát sao và tiếp tục huy động nguồn lực, phương tiện, gia cố, tôn cao các tuyến bờ bao, đê bao; cấm biển cảnh báo khu vực có nguy cơ sạt lở. Đặc biệt, tổ chức các chốt tuần tra, canh gác, hướng dẫn người dân, phương tiện lưu thông ở khu vực ngập sâu, nước chảy siết…

Trước tình hình trên, Tổng cục Phòng chống thiên tai, yêu cầu các tỉnh, thành ĐBSCL cần chủ động di dời các hộ dân ra khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực nguy cơ sạt lở, vùng bị ngập sâu.

Bài liên quan
  • Hạn mặn khốc liệt ở ĐBSCL - Bài 2: Những thách thức phải đối diện
    Được xác định là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của quốc gia, ĐBSCL được ưu tiên đầu tư, xây dựng các hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, những tác động từ thượng nguồn, từ biển và sự phát triển nội tại ở ĐBSCL là những thách thức lớn, đòi hỏi một chiến lược và giải pháp đồng bộ nhằm phòng tránh tác hại của các loại hình thiên tai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
ĐBSCL: Chủ động di dời dân ra khỏi vùng sạt lở