ĐBSCL nước lũ lên nhanh, nguy cơ ngập lụt, thiệt hại hàng ngàn héc ta lúa

Quỳnh Dao (T/h)|21/09/2018 02:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Thông tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia cho biết, mực nước sông Cửu Long đang lên theo triều cường. Lũ từ thượng nguồn đổ về kết hợp với triều cường làm cho mực nước nội đồng ở tỉnh Kiên Giang và một số tỉnh miền Tây liên tục tăng cao.Trước mắt có hơn 30.000 ha lúa bị ngập sâu trong nước có nguy cơ thiệt hại nặng, thậm chí mất trắng.

>>>Hàng Đậu và Phạm Văn Đồng là 2 khu vực có chất lượng không khí ở mức kém

>>>Từ 1/1/2019: Tăng kịch khung thuế môi trường với xăng, dầu

Nhiều diện tích lúa hè thu ở Kiên Giang đang đứng trước nguy cơ thiệt hại do ngập trong nước lũ

Ảnh Xuân Lam

Theo đó, mực nước cao nhất ngày 19-9, đó trên sông Tiền tại Tân Châu 3,89 m (dưới BÐ2 0,11 m); trên sông Hậu tại Châu Ðốc 3,5 m (ở mức BÐ2). Dự báo, mực nước sông Cửu Long tiếp tục lên theo kỳ triều cường và có khả năng đạt mức cao nhất vào ngày 26, 27-9. Trên sông Tiền tại Tân Châu lên mức 4,15 m (trên BÐ2 0,15 m); trên sông Hậu tại Châu Ðốc lên mức 3,75 m (trên BÐ2 0,25 m), sau đó xuống chậm.

Ðến ngày 30-9, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 4,08 m (trên BÐ2 0,08 m), tại Châu Ðốc ở mức 3,67 m (trên BÐ2 0,17 m), mực nước tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long lên mức BÐ2 – BÐ3. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp và mất an toàn đê bao tại các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, như: Kiên Giang, An Giang, Ðồng Tháp, Long An. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 2, cấp 3.

Đến nay, cả huyện .Kiên Lương, Kiên Giang còn khoảng 19.000 ha lúa hè thu chưa thu hoạch kịp; trong đó hàng ngàn héc ta bị ngập úng nặng nề. Huyện đã tiến hành đắp, gia cố gần 30 km đê bao; đồng thời vận động người dân chủ động gia cố được 90 km đê bao nội đồng. Tại huyện Hòn Đất, triều cường, mưa to đã khiến bờ bao ấp Hiệp Thành, xã Mỹ Hiệp Sơn bị vỡ, nước lũ tràn vào gây ngập.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, do lũ lên, trên địa bàn tinh đã xảy ra 8 điểm sạt lở các tuyến đê bao, có khả năng ảnh hưởng đến 5.000 ha diện tích sản xuất lúa và cây trồng.

Ngoài ra, tại một số tỉnh thuộc ĐBSCL như Đồng Tháp, Vĩnh Long…đã thu hoạch xong vụ Thu đông, hiện đang triển khai trồng cây ăn quả, nhưng do diện tích ruộng và vườn cây ăn trái liền kề, khi xả lũ cần họp dân, thống nhất mức xả lũ phù hợp. Còn các hộ có vườn cây ăn trái cần chủ động gia cố bờ bao bảo vệ vườn cây ăn trái khi nước triều cường dâng cao.

Quỳnh Dao (T/h)

Bài liên quan
  • Hạn mặn khốc liệt ở ĐBSCL - Bài 3: Những giải pháp tình thế
    Xâm nhập mặn ở ĐBSCL vào mùa khô đã trở thành đặc tính của vùng, năm nào cũng xảy ra.  Để gỡ khó cho người dân vùng hạn mặn, các tỉnh, thành phố trong vùng đã thực hiện một số biện pháp như cơ cấu lại giống cây trồng, thay đổi thời gian sản xuất, ngăn mặn, trữ ngọt,… Tuy chỉ là giải pháp tình thế song bước đầu có tín hiệu tích cực.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
ĐBSCL nước lũ lên nhanh, nguy cơ ngập lụt, thiệt hại hàng ngàn héc ta lúa