Đoàn chuyên gia Nga khảo sát sửa mặt cầu Thăng Long như thế nào?

Minh An (T/h)|29/09/2018 09:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Chiều ngày 28/9/2018, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, đơn vị đã phối hợp cùng với chuyên gia Nga tiến hành khảo sát tình trạng mặt cầu Thăng Long (TP. Hà Nội). Sau buổi kiểm tra, hai bên mới chỉ trao đổi về mặt nguyên tắc.

Quảng Trị: Cứu 2 cá thể rùa biển mắc lưới ngư dân

Bình Dương: 66 doanh nghiệp được tôn vinh vì bảo vệ môi trường

Mặt đường cầu Thăng Long nham nhở sau nhiều lần sửa chữa

“Bộ cũng đã nhận được các phương án khác của Nhật, Đức. Giải pháp nào đảm bảo độ tin cậy cao nhất, phù hợp với điều kiện của chúng ta sẽ lựa chọn” – ông Đông cho biết.

Dân Trí đưa tin, đoàn chuyên gia Nga đã có mặt tại Việt Nam trong 5 ngày, từ ngày 17/9-21/9, để khảo sát, đánh giá lớp mặt cầu và đưa ra giải pháp cụ thể cho việc sửa chữa. Đây là các chuyên gia của chính nhà thầu Nga đã tham gia nghiên cứu, thi công xây dựng cầu Thăng Long.

Trước đó, theo đề nghị của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, phía Nga đã đồng ý hợp tác, một số tài liệu cũng được chuyển tới các chuyên gia và Tư vấn KEI (do JICA lựa chọn) để nghiên cứu trước khi đoàn Nga sang Việt Nam khảo sát tình hình thực tế.

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng , được khởi công năm 1974 và hoàn thành vào năm 1985. Cây cầu là công trình thế kỷ của tình hữu nghị Việt Nam và Liên xô trước đây, nay là Liên bang Nga. Cầu Thăng Long có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Hà Nội và cả nước.

Tính theo đường ô tô thì cầu dài hơn 3km (theo đường sắt dài hơn 5,5km), rộng 21m. Ban đầu công trình nằm trong Tổng thể đầu mối đường sắt khu vực Hà Nội, đến nay cầu nằm trên vành đai 3, nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm của Hà Nội .

Những lần sửa chữa trước, Hội KHKT Cầu đường Việt Nam cũng đặt ra vấn đề tốt nhất là liên hệ với các chuyên gia Nga để nhờ tư vấn, họ làm như nào mình làm như thế thử xem. Còn công nghệ của Mỹ, Nhật Bản cũng có ưu điểm nhưng không phù hợp với kết cấu cầu Thăng Long” – GS.TSKH Nguyễn Xuân Trục nói.

Đất Việt đưa tin, GS.TS Bùi Xuân Cây khẳng định: “Ngày nay, chuyên gia giao thông của Việt Nam cũng đi học ở nước ngoài, trong quá trình công tác cũng thường xuyên giao lưu, học hỏi với các nước khác nên công nghệ của họ cũng được mình tiếp thu. Không phải vì chuyên gia trong nước không biết đến công nghệ đó mà cái chính là Bộ GTVT có quyết cho họ làm hay không”.

Minh An (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đoàn chuyên gia Nga khảo sát sửa mặt cầu Thăng Long như thế nào?