Giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh, bền vững

Hà Thu (T/h)|22/08/2018 08:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn)

Phát biểu tại Hội thảo TS. Nguyễn Hoàng từ Đại học California Davis (Mỹ) cho rằng, thiết kế hệ sinh thái tri thức là việc hết sức cần thiết để xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0.

Tại Mỹ hay Nhật Bản, sản xuất nông nghiệp có giá trị chất xám rất cao và chú trọng đầu tư nghiên cứu giống sạch bệnh cung cấp ra thị trường, từ đó đảm bảo chất lượng đầu ra nông sản. Các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp là cầu nối để đưa các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn ứng dụng tại doanh nghiệp.

Toàn cảnh buổi Hội thảo

Ông Hoàng nhận định, Việt Nam hoàn toàn có thể dẫn đầu trong cuộc đua nông nghiệp trên thế giới bởi nước ta có tiền đề rất tốt về phát triển nông nghiệp, cùng với đó nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh được ban hành thời gian qua.

Đến nay, cả nước có 5 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại: Hậu Giang, Phú Yên, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và Bạc Liêu. Ngoài ra, có 6 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được UBND cấp tỉnh quyết định thành lập tại: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Bình Dương, Cần Thơ.

KHCN là yếu tố then chốt trong “cách mạng” 4.0

Các địa phương cũng đã hỗ trợ xác lập, quản lý, phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho 93 đặc sản nổi tiếng, gồm: Thanh long Bình Thuận, hoa Đà Lạt, cam Vinh, vải thiều Lục Ngạn, bưởi Đoan Hùng, nho Ninh Thuận, xoài cát Hòa Lộc…

Tại hội thảo, nhiều diễn giả là các chuyên gia, tiến sỹ, thạc sỹ, nghiên cứu sinh ở trong và ngoài nước đã thảo luận về những khó khăn, thách thức liên quan đến phát triển nền nông nghiệp Việt Nam; vấn đề sử dụng hóa chất trong bảo quản thịt, thủy sản và nông sản còn nhiều nan giải, dư lượng hóa chất gây ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Ngoài ra, nhiều tham luận của các chuyên gia giới thiệu về những mô hình phát triển nông nghiệp thông minh ở một số nước trên thế giới đã thực hiện, có thể áp dụng tại Việt Nam, như: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững và môi trường sống trong sạch, an toàn; khởi nghiệp nông nghiệp trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghệ 4.0; ứng dụng công nghệ rô-bốt tự hành trong sản xuất rau sạch; mô hình nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao; rà soát chính sách, chiến lược hỗ trợ phát triển nông nghiệp ở Việt Nam; xây dựng hạ tầng dữ liệu cho ngành nông nghiệp…

Hà Thu (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh, bền vững