Hà Nội: Đa dạng phương án cấp nước cho khu đô thị

Hồng Hạnh (t/h)|14/12/2016 09:39
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn)

– Sở Xây dựng Hà Nội vừa làm rõ một số nội dung phục vụ công tác lập điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hà Nội: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng với vấn đề ATTP

Hà Nội: Rau muống trôi lềnh bềnh trên dòng sông đỏ quạch

Theo Sở Xây dựng, tổng lượng nước sạch sản xuất và cung cấp hiện nay của thành phố Hà Nội khoảng 1.050.000m3/ngày đêm, trong đó, cấp cho khu vực đô thị và lân cận 960.000m3/ngày đêm, tỷ lệ bao phủ đạt 96%. Có 5 nguồn cấp nước chính gồm: Nguồn cấp từ Nhà máy Nước mặt sông Đà do Công ty cổ phần Nước sạch Vinaconex quản lý, vận hành với lưu lượng trung bình khoảng 240.000m3/ngày đêm trên tổng công suất Nhà máy Nước sông Đà giai đoạn 1 là 300.000m3/ngày đêm. Nguồn cấp từ các nhà máy và trạm sản xuất nước ngầm do Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội quản lý, vận hành với công suất từ 600.000 đến 630.000m3/ngày đêm.

he-thong-cap-nuoc

Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Nguồn cấp từ 2 trạm cấp nước Hà Đông cơ sở 1, cơ sở 2 do Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông quản lý, vận hành với công suất khoảng 60.000m3/ngày đêm. Nguồn cấp từ 2 trạm cấp nước Sơn Tây 1 và 2 do Công ty cổ phần Cấp nước Sơn Tây quản lý, vận hành với công suất khoảng 30.000m3/ngày đêm. Nguồn từ các trạm cấp nước cục bộ cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn trên địa bàn toàn thành phố khoảng 90.000m3/ngày đêm.

Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định: Nhu cầu dùng nước của Thủ đô đến năm 2020 khoảng 1.560.000m3/ngày đêm; đến năm 2030 khoảng 2.350.000m3/ngày đêm; đến năm 2050 khoảng 3.145.000m3/ngày đêm.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của nhân dân Thủ đô, theo quy hoạch có một số nhà máy nước dự kiến được triển khai trong giai đoạn đến năm 2020: Nhà máy Nước sông Hồng, công suất 300,000m3/ngày đêm; Nhà máy Nước mặt sông Đuống, công suất 300.000m3/ngày đêm; Nhà máy Nước mặt sông Đà, công suất 600.000m3/ngày đêm. Trong đó, ưu tiên thực hiện dự án Nhà máy Nước mặt sông Đuống giai đoạn 1 với công suất 150.000m3/ngày đêm.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan, các dự án trên tuy đã được chấp thuận đầu tư nhưng hiện nay chưa được triển khai. Dự kiến, quý I đến quý II/2021, hai dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Nước mặt sông Hồng và dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Nước mặt sông Đuống mới đi vào hoạt động. Trong khi đó, Nhà máy Nước mặt sông Đà giai đoạn 1 vận hành dưới công suất thiết kế do tuyến ống truyền dẫn không ổn định, liên tục bị vỡ. Vì vậy, khi nhu cầu sử dụng nước tăng cao vào mùa Hè, nhiều khu vực đô thị thiếu nước sạch. Ngoài ra, việc triển khai các dự án cấp nước sạch vùng nông thôn cũng chậm do khó khăn vướng mắc về nguồn cấp nước và vốn đầu tư. Do đó, tỷ lệ dân số khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch còn thấp.

Để giải quyết vẩn đề trên, UBND thành phố Hà Nội đã định hướng chỉ đạo về việc đa dạng phương án cấp nước cho khu vực đô thị, kết hợp cấp nước cho khu vực nông thôn theo mô hình cấp nước tập trung kết hợp phân tán, áp dụng chung một tiêu chuẩn cấp nước trên toàn thành phố.

Hồng Hạnh (t/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Đa dạng phương án cấp nước cho khu đô thị