Hoài niệm Hà Nội phố

Ngọc Lan (T/H)|07/09/2018 03:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Dự báo: Lũ tiếp tục vào miền Trung

(Moitruong.net.vn) – Đây là tên một chương trình triển lãm tại Hà Nội, chương trình được Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội tổ chức, bắt đầu từ ngày 6/9.

Ga Hà Nội. Ảnh: Tiền Phong

Những hoài niệm về khu phố cổ – nơi lưu giữ dấu ấn của một “Hà Nội ba sáu phố phường”, về Thành cổ Hà Nội với quy mô và kiến trúc độc đáo, Văn Miếu Quốc tử Giám – trường Đại học lâu đời nhất Việt Nam, thắng cảnh Hồ Tây cùng nhiều di tích lịch sử bao quanh và về hồ Hoàn Kiếm với cầu Thê Húc, tháp Rùa, đền Ngọc Sơn cùng các công trình mang đậm phong cách kiến trúc Á – Âu… cũng như đời sống sinh hoạt, văn hóa, tôn giáo của người dân Hà Nội đã được tái hiện trong triển lãm “Hoài niệm Hà Nội phố”.

Triển lãm trưng bày hơn 130 phiên bản tài liệu, hình ảnh, bản đồ, bản vẽ kỹ thuật… Đây là những tài liệu, tư liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt, phục vụ các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Thủ đô, đồng thời cung cấp thông tin lưu trữ gốc giúp các nhà quản lý đô thị, quản lý văn hóa đưa ra những biện pháp cải tạo, giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống trong quá trình xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại cùng xu hướng hội nhập quốc tế tất yếu hiện nay.

Ô quan chưởng. Ảnh: Tiền Phong

Triển lãm “Hoài niệm Hà Nội phố được bố cục theo 3 chủ đề: Từ nhượng địa Pháp đến khu phố Tây; Phố cổ Hà Nội; Thành Hà Nội và phụ cận. Triển lãm là dịp để công chúng được tiếp cận với nguồn tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt đối với các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, quy hoạch… của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường, triển lãm “Hoài niệm Hà Nội phố” là sự kiện văn hóa có ý nghĩa, hướng tới kỷ niệm 64 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2018) nhằm giới thiệu cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý cũng như công chúng quan tâm tiếp cận, tìm hiểu toàn diện hơn về lịch sử, văn hóa, đất và người Thăng Long – Hà Nội trong những năm đầu thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX.

Việc tổ chức sự kiện không chỉ có ý nghĩa về phương diện phát huy các giá của trị tài liệu lưu trữ quốc gia mà còn thể hiện mối quan hệ hợp tác quốc tế sâu rộng của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước với lưu trữ các nước, các cơ quan, tổ chức quốc tế, đặc biệt là Đại sứ quán Cộng hòa Pháp.

Triển lãm được trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1, số 18 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy (Hà Nội) và mở cửa đón công chúng tham quan đến hết năm 2018.

Ngọc Lan (T/H)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hoài niệm Hà Nội phố