Hội thảo tham vấn quốc gia và đối thoại các bên về dự thảo báo cáo đánh giá hệ sinh thái

Thu Hà – Thế Đoàn|06/11/2019 04:29
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Sáng ngày 6/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo tham vấn quốc gia và đối thoại các bên về dự thảo báo cáo đánh giá hệ sinh thái.

VIDEO: Hội thảo tham vấn quốc gia và đối thoại các bên về dự thảo báo cáo đánh giá hệ sinh thái

Các hệ sinh thái của Việt Nam rất đa dạng và được chia làm 3 nhóm chính bao gồm: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái ngập nước và hệ sinh thái biển. Những hệ sinh thái có mức đa dạng sinh học (ĐDSH) và năng suất sinh học cao nhất gồm: rừng kín thường xanh và mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới, rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi; sông, suối, hồ tự nhiên, hồ chứa, vùng nước cửa sông; bãi triều, rừng ngập mặn, đàm phá, rạn san hô, thảm cỏ biển,; vùng biển đảo ngoài khơi,…Hầu hết các hệ sinh thái quan trọng của Việt Nam đều nằm trong hệ thống 173 KBT có tổng diện tích khoảng 2.499.850ha.

Toàn cảnh buổi Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS. TS Nguyễn Thế Chinh – Viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: Với sự đa dạng trong các lĩnh vực quản lý của ngành tài nguyên và môi trường, trước những thay đổi và tác động của quá trình phát triển kinh tế – xã hội, sức ép lên môi trường ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc nghiên cứu lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường vào hệ thống pháp luật chuyên ngành là rất cấp thiết.

PGS. TS Nguyễn Thế Chinh – Viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Hội thảo

Trao đổi tại Hội thảo, bà Huỳnh Thị Mai – Điều phối viên Dự án, Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học cho biết: Cuộc sống của con người phụ thuộc vào dịch vụ hệ sinh thái. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ mất rừng tự nhiên cao, đa dạng sinh học bị đe dọa, các hệ sinh thái không được đánh giá đúng mức, nhiều chính sách quốc gia đã không đề cập tới ĐDSH và dịch vụ hệ sinh thái.

Bà Huỳnh Thị Mai – Điều phối viên Dự án, Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học chia sẻ tại Hội thảo

Nói về thực trạng và xu hướng của 3 hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, biển và ven bờ, bà Thân Thị Hiền – MDC cho biết: Diện tích rừng tự nhiên đã giảm từ 12tr ha (1945) còn 2,8tr ha (2017) và 80% duy trì kém, HST rừng hỗ trợ sinh kế địa phương, dân tộc bản địa thúc đẩy DLST, rất quan trọng bảo vệ các khu vực đầu nguồn, kiểm soát xói mòn và ngăn chặn bồi lắng. Hiện nay đang có 20 triệu người đang sống tại khu vực đất ngập nước và trong 25 năm tới dân số phải đối mặt với vấn đề lũ lụt sẽ là 30 đến 46%. Lượng san hô cứng giảm dần 63,5% rạn đang trong tình trạng xấu (độ che phủ <25%).

Bà Thân Thị Hiền – MDC phát biểu tại Hội thảo

Việc thiếu hệ hệ thống giám sát ổn định về đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn và các địa phương đã gây khó khăn cho việc triển khai các thực hành mang tính bền vững. Để duy trì giá trị của các hệ sinh thái thì việc cung cấp một số phương tiện/phục vụ sinh kế cho người dân sẽ trở thành nhu cầu cấp thiết.

Tại chương trình Hội thảo, các chuyên gia đã cùng nhau chia sẻ, bàn luận về xu hướng và sự đóng góp của 3 hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, biển và ven bờ và dịch vụ của chúng.

Theo dự kiến, Hội thảo sẽ diễn ra trong 2 ngày 6 – 7/11.

Thu Hà – Thế Đoàn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hội thảo tham vấn quốc gia và đối thoại các bên về dự thảo báo cáo đánh giá hệ sinh thái