Kiên Giang: Áp dụng mô hình khuyến nông nâng cao sản xuất nông nghiệp hiệu quả

Anh Sáng|15/08/2018 02:15
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Chủ động phòng chống rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen hại lúa

(Moitruong.net.vn) – Nhờ áp dụng tốt quy trình canh tác lúa mới giảm chi phí sản xuất mà lợi nhuận thu được cao hơn so với canh tác lúa truyền thống khoảng 3 triệu đồng/ha. Cũng nhờ đó, tổng sản phẩm GRDP của ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang 6 tháng đầu năm 2018 đạt 10.575,29 tỷ dồng, đạt 50,31% kế hoạch, tăng 10,79%  cùng kỳ.

Mùa vàng bội thu

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, tổng sản phẩm GRDP của ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang 6 tháng đầu năm 2018 đạt 10.575,29 tỷ dồng, đạt 50,31% kế hoạch, tăng 10,79%  cùng kỳ. Trong đó, Nông nghiệp 7.510,76 tỷ đồng, đạt 53,13% kế hoạch và tăng 10,53 % cùng kỳ; lâm nghiệp 76,44 tỷ đồng, đạt 43,59% kế hoạch; Thủy sản 2.988,10 tỷ đồng, đạt 44,53% kế hoạch và tăng 11,90 % cùng kỳ. GRDP của ngành chiếm 37,43% tổng GRDP của tỉnh.

Nhờ áp dụng quy trình canh tác mới, lợi nhuận tăng cao

Trong sản xuất lúa đã thu hoạch dứt điểm vụ Mùa và Đông Xuân 2017-2018 được 348.568 ha, đạt 100% diện tích gieo trồng, năng suất thu hoạch bình quân đạt 6,65 tấn/ha, với tổng sản lượng lúa thu hoạch đạt 2.317.392 tấn, đạt 54,53% kế hoạch năm.

Toàn tỉnh đã thực hiện 169 cánh đồng lớn, quy mô diện tích trên 58.463 ha, tập trung chủ yếu ở các địa phương như: Hòn Đất 20.732 ha, Gò Quao 4.060 ha, Tân Hiệp 6.634 ha, Giồng Riềng 2.737 ha, Châu Thành 1.194 ha, Giang Thành 4.060 ha.

Diện tích áp dụng VietGAP đạt gần 11.000 ha, diện tích áp dụng 3 giảm 3 tăng đạt hơn 31.000 ha.

Trung tâm Khuyến nông các cấp đã hướng dẫn nông dân áp dụng tốt quy trình canh tác lúa mới giảm chi phí sản xuất bình quân 1,5 triệu đồng/ha và tăng lợi nhuận cao hơn so với canh tác lúa truyền thống khoảng 3 triệu đồng/ha…

Thông qua các chương trình, dự án của Trung ương và địa phương, qua đó chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới về cây trồng, vật nuôi, phương thức canh tác mới góp phần nâng cao nhận thức của nông dân trong sản xuất; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị thu nhập.

Đến nay, đã có 21 sản phẩm nhãn hiệu tập thể chủ yếu có nguồn gốc từ nông nghiệp đã và đang tham gia vào thị trường và được dánh giá cao như: Khóm Tấc Cậu, Khô cá Sặc Rằn U Minh Thượng, Sò huyết An Biên-Ạn Minh, Hồ Tiêu Hà Tiên, Gạo một bụi trắng U Minh Thượng… Riêng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm truyền thống nước mắm Phú Quôc tiếp tục được Cộng đồng Châu Âu chấp nhận.

Thăm, kiểm tra tình hình tôm nuôi

Khai thác, nuôi trồng thủy sản vượt mức so với năm trước

Trên lĩnh vực thủy sản, tổng sản lựợng khai thác và nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 370.150 tấn, đạt 47,21 % kế hoạch, tăng 7,41 % so cùng kỳ, trong đó, sản lượng khai thác ước đạt 286.718 tấn, đạt 51,75 % kế hoạch và tăng 6,85% so cùng kỳ.

Nuôi trồng thủy sản tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 83.432 tấn, đạt 36,27% kế hoạch, tăng 9,38% so cùng kỳ. Riêng nuôi tôm nước lợ, sản lượng thu hoạch ước đạt 33.344 tấn, đạt 48,12% kế hoạch và tăng 32,03% so cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra còn một số đối tượng như cá lồng bè nhuyễn thể 02 manh, cua biển… sản lượng sản xuất giống tôm, cua ước đạt 2,372 tỷ con, trong đó, tôm sú 302,41 triệu con, tôm chân trắng 2 tỷ con, cua biển sản xuất 62,57 triệu con, tôm giống nhập đã qua kiểm dịch ước đạt 4,97 tỷ con

Tổng lượng hàng hóa qua các cảng đạt 134.084 tấn, trong đó hàng thủy sản 113.084 tấn, chiếm 39,44% tổng sản lượng thủy sản khai thác. Tổng thu đạt 6,14 tỷ đồng, đạt 44,49% kế hoạch và bằng 98,24% cùng kỳ. Phát triển thêm 48 chiếc tàu, nâng tổng số tàu cá của tỉnh quản lý, đăng ký đến nay được 10.780 chiếc.

Anh Sáng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiên Giang: Áp dụng mô hình khuyến nông nâng cao sản xuất nông nghiệp hiệu quả