Kiên Giang: Bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch

Trương Anh Sáng|03/09/2018 05:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang vừa ban hành kế hoạch số 133 về việc thực hiện Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn và Chương trình chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025.

Hệ thống cấp nước được đầu tư, người dân sẽ không còn cảnh khan nước ngọt.

Xây dựng hoàn thiện hệ thống cấp nước an toàn

Theo đó, các hệ thống cấp nước tổng công suất 23 hệ thống cấp nước đô thị là 128.940 m3/ng, đạt53,3% so với dự báo nhu cầu dùng nước đến năm 2020. Trong đó, tổng công suất 13 hệ thống cấp nước phục vụ 14 đô thị hiện hữu là 110.880 m3/ng. Tổng công suất 06 hệ thống cấp nước phục vụ 06 đô thị dự kiến hình thành là 8.660 m3/ng. Tổng công suất 04 hệ thống cấp nước phục vụ các khu, cụm công nghiệp, khu chức năng đô thị là 5.400m3/ng.

Bên cạnh đó, tổng công suất 62 hệ thống cấp nước nông thôn là 22.750 m3/ng. Tổng công suất hệ thống cấp nước dự phòng từ nguồn nước ngầm thuộc dự án phòng chống hạn mặn địa bàn thành phố Rạch Giá là 25.000 m3/ng.

Tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch đạt trên 85,2%. Tỷ lệ dân cư nông thôn được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 92,8%. Trong đó có 38,2 % sử dụng nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT.  Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân khu vực đô thị là 23,63%, nông thôn 23,56%.

Nhằm đạt được mục tiêu Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 – 2025 và Chương trình Quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2020 các cấp, ngành trong tỉnh cần đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước theo Quy hoạch xây dựng, Quy hoạch đô thị và Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh đến năm 2025. Trong đó, ưu tiên khai thác nguồn vốn đầu tư của thành phần kinh tế tư nhân để giảm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Về cấp nước an toàn đến năm 2020, tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 90% – 95%. Trong đó, tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn Quốc gia về nông thôn mới là 65%. Tỷ lệ hệ thống cấp nước đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 45%. Tỷ lệ hệ thống cấp nước nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 35%. Giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 80 – 85%, giảm thiểu 20% bệnh tiêu chảy liên quan tới nước ăn uống.

Đến năm 2025, tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95% – 100%, tỷ lệ hệ thống cấp nước đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 75%, tỷ lệ hệ thống cấp nước nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50%. Giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 70%, giảm thiểu 30% bệnh tiêu chảy liên quan tới nước ăn uống.

Về chổng thất thoát, thất thu nước sạch, Chương trình Quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025, xác định đến năm 2020 tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 18%. Đến năm 2025 tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 15%.

Về cấp nước sản xuất nông nghiệp đảm bảo được yêu cầu kiểm soát mặn, nước tưới tiêu cho 800.000 ha diện tích gieo trồng lúa hàng năm; trên 4.000 ha cây trồng cần luân phiên trên đât lúa. Các diện tích rau màu, cây ăn quả và cây công nghiệp; tông diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 221.537 ha.

Trên cơ sở quy hoạch cấp nước vùng tỉnh đến năm 2025, chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh đến năm 2025 và khả năng huy động nguồn lực để triển khai các hoạt động cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch, xác định đến năm 2020 đầu tư phát triển các hệ thống cấp nước trên cơ sở các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới, phát triển mạng lưới cấp nước các đô thị, nông thôn để phát huy tối đa công suất thiết kế đối với các hệ thống cấp nước hiện có.

Đồng thời, xây dựng mới, nâng công suất các trạm cấp nước, nhà máy nước, mở rộng mạng lưới dịch vụ đáp ứng dự báo nhu cầu dùng nước đô thị đến năm 2020 là 242.160 m3/ng.

Xây dựng mới, nâng công suất các nhà máy nước, mở rộng mạng lưới dịch vụ đáp ứng dự báo nhu cầu dùng nước sinh hoạt nông thôn đến năm 2020 là 71.742 m3/ng-đ. Tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 90% – 95%. Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh tại các đô thị loại II, III đạt >95%, tiêu chuẩn >110 lít/người/ng-đ; loại IV đạt >90%, tiêu chuẩn >100 lít/người/ng-đ; loại V đạt >80%, tiêu chuẩn >80 lít/người/ng-đ. Tỷ lệ dân cư nông thôn được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 98,9%, trong đó >45% sử dụng nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT từ hệ thống cấp nước tập trung. Tỷ lệ hệ thống cấp nước đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 45%. Tỷ lệ hệ thống cấp nước nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 35%. Giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 80 – 85%, giảm thiểu 20% bệnh tiêu chảy liên quan tới nước ăn uống. Ban hành Quy chế hoạt động, thành lập Tổ công tác giúp việc và xây dựng kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và Chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh.

Tập trung các nguồn lực cho hoạt động chống thất thoát, thất thu nước sạch, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân <18% tại các đô thị từ loại II đến loại IV; <25% đối với các đô thị loại V và khu vực nông thôn. Hoàn thành đầu tư xây dựng các công trình kiểm soát mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất cho tuyến ven biển từ Kiên Lương đến Châu Thành, tuyến đê biển An Biên – An Minh.

Tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư xây dựng mới, mở rộng mạng lưới cấp nước, nâng công suất các nhà máy nước theo Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh đến năm 2025. Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm đạt các chỉ tiêu cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch Quốc gia đến năm 2025. Nghiên cứu, điều chỉnh khung giá tiêu thụ nước sạch theo hướng đến năm 2020 không phải trợ giá tiêu thụ nước sạch từ ngân sách nhà nước, đảm bảo các đơn vị cấp nước có lợi nhuận định mức theo quy định.

Lập kế hoạch phát triển cấp nước các đô thị đến năm 2020, phù hợp quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Đảo đảm việc đấu nối các khách hàng sử dụng nước vào mạng lưới cấp nước trong vùng phục vụ tại các tuyến, cụm dân cư nội thành, nội thị, trung tâm thị trấn, bảo đảm cân đối nhu cầu sử dụng nước đối với các mục đích sử dụng nước khác nhau. Trong đó, thành phố Rạch Giá, đô thị Phú Quốc, thị xã Hà Tiên, thị trấn đô thị Kiên Lương đạt tỷ lệ bao phủ dịch vụ > 90%. Các thị trấn thuộc huyện là đô thị loại V đạt tỷ lệ bao phủ dịch vụ >70%.

Trên cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đảm bảo việc lắp đặt đồng hồ, nâng tỷ lệ đấu nối các hộ dùng nước thuộc các cụm, tuyến dân cư nông thôn có khả năng đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung đạt tỷ lệ dân cư nông thôn được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt >98,9%, trong đó >45% sử dụng nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT. Ưu tiên các địa bàn hải đảo, vùng khó khăn về nguồn nước sinh hoạt thuộc các huyện An Biên, An Minh, Kiên Hải…

Phấn đấu đến năm 2025 người dân không còn khan nước ngọt

Triển khai ký kết thỏa thuận dịch vụ cấp nước nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý giữa Sở Xây dựng, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đối với vùng cấp nước đô thị. UBND các xã đối với vùng cấp nước nông thôn và các đơn vị cấp nước trong việc đầu tư, phát triển cấp nước, đồng thời thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn. Ưu tiên, kết hợp việc ký kêt thỏa thuận dịch vụ cấp nước với việc xác định vùng phục vụ cấp nước, phù hợp quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và công tác lập kế hoạch phát triển cấp nước, lập kế hoạch cấp nước an toàn.

Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn các hệ thống cấp nước đô thị, nông thôn. Ưu tiên thực hiện các hệ thống cấp nước thuộc các địa bàn Rạch Giá, Phú Quốc, Hà Tiên. Ban hành Quy chế hoạt động, thành lập Tổ công tác giúp việc và bố trí kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo. Xây dựng dự án chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh đảm bảo mục tiêu đến năm 2020. Tiếp tục rà soát, đề xuất điều chỉnh quy hoạch cấp nước vùng tỉnh đến năm 2025 phù hợp nhu cầu thực tế, ứng phó biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được phê duyệt.

Phối hợp thực hiện dự án cấp nước an toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng các hồ chứa nước, tạo nguồn và dự trữ nước sinh hoạt cho các nhà máy nước trên địa bàn Phú Quốc, gồm: Hồ Cửa Cạn, w=15 triệu m3; hồ Suối Lớn, w=4 triệu m3, hồ Rạch Cá, w=2 triệu m3; hồ Rạch Tràm, w= 3 triệu m3. Ưu tiên đầu tư, xây dựng đưa vào khai thác, quản lý vận hành trước năm 2020 các hệ thống cấp nước trọng điểm, gồm, hệ thống cấp nước Cửa Cạn, Phú Quốc xây dựng nhà máy nước, công suất giai đoạn I đến năm 2020 là khoảng 20.000 m3/ng-đ; giai đoạn 2 đến năm 2030 là 50.000m3/ng-đ và hệ thống tuyến ống cung cấp nước sạch. Nghiên cứu nâng dung tích dự trữ hồ chứa nước, bổ sung công suất nhà máy xử lý nước và mở rộng mạng lưới cấp nước Dương Đông, Phú Quốc.

Nhà máy nước  Bắc Rạch Giá thi công xây dựng, vận hành chạy thử vào tháng 12/2018. Dự kiến công suất ban đầu khoảng 10.000 m3/ng-đ. Nhà máy nước Nam Rạch Giá đảm bảo phát huy hết công suất thiết kế 10.000m3/ng-đ, nâng công suất thiết kế giai đoạn II đạt tổng công suất 20.000 m3/ng-đ trước năm 2020. Nghiên cứu khả thi dự án mở rộng hồ chứa nước Vĩnh Thông, thành phố Rạch Giá theo Quy hoạch phân khu được phê duyệt kết hợp xây dựng nhà máy nước Vĩnh Thông, làm cơ sở đề xuất điều chỉnh Quy hoạch, danh mục nhà máy nước theo quy hoạch được duyệt.

Khuyến khích các đơn vị cấp nước, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành các hệ thống cấp nước, gồm: Xây dựng mới 03 hệ thống cấp nước và hồ chứa nước thuộc địa bàn Phú Quốc, gồm nhà máy nước Suối Lớn, công suất 15.000 m3/ng-đ; nhà máy nước Rạch Tràm, công suất 10.000 m3/ng-đ; nhà máy nước Rạch Cá, công suất 8.000 m3/ng-đ . Mở rộng 09 mạng lưới, nâng công suất hệ thống cấp nước, gồm: Kiên Lương từ 10.000 m3/ng-đ lên 25.000 m3/ng-đ; Hà Tiên từ 8.000 m3/ng-đ lên 20.000 m3/ng-đ; An Biên từ 600 m3/ng-đ lên 5.000 m3/ng-đ; Ngã tư Công Sự từ 800 m3/ng-đ lên 1.200 m3/ng-đ; Giồng Riềng từ 2.400 m3/ng-đ lên 4.000 m3/ng-đ; Định An từ 320 m3/ng-đ lên 2.000 m3/ng-đ; Vĩnh Thuận từ 1.500 m3/ng-đ lên 3.000 m3/ng-đ; Hòn Tre từ 240 m3/ng-đ lên 1.000 m3/ng-đ; An Sơn từ 240 m3/ng-đ lên 1.000 m3/ng-đ.

Xây dựng mới 04 hệ thống cấp nước, gồm: Thạnh Đông A, công suất 3.000 m3/ng-đ; Thuận Hưng công suất 2.000 m3/ng-đ; Bình Minh công suất 1.000m3/ng-đ; Vĩnh Phú công suất 1.000 m3/ng-đ. Quản lý, vận hành các hệ thống cấp nước ngầm phòng chống xâm nhập mặn nguồn nước địa bàn thành phố Rạch Giá, đảm bảo duy trì hoạt động cung cấp nước sạch đủ lưu lượng, đảm bảo chất lượng trong thời gian tối thiểu 30 ngày khi nguồn nước mặt bị xâm nhập mặn. Triển khai các dự án cấp nước thuộc Quy hoạch tổng thể cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Kiên Giang do Đan Mạch tài trợ.

Tiếp tục thực hiện chương trình nước sạch nông thôn, chương trình cấp nước cho đồng bào dân tộc và lồng ghép với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Kế hoạch năm 2018, nâng công suất 03 trạm cấp nước với tổng công suất đạt 110 m3/h, dự kiến có 688 hộ hưởng lợi; lắp đặt thêm 5.003m tuyến ống truyền tải nước ở Thạnh Yên, dự kiến có 260 hộ hưởng lợi. Tổng số hộ dân hưởng lợi và được lắp đặt thêm đồng hồ nước khoảng 948 hộ.

Rà soát và triển khai cơ sở hạ tầng điện phục vụ sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành xây dựng 03 cống ven sông Cái Bé (Cà Lang, Đập Đá, Sóc Tràm). Khởi công xây dựng mới 09 cống kiểm soát mặn tuyến đê biển An Biên – An Minh. Tiếp tục kiến nghị Trung ương hỗ trợ cấp bách dự án ngăn mặn ven biển An Biên – An Minh, bao gồm nâng cấp đoạn đê biển này và xây dựng 16 cống còn lại nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuât nông nghiệp an toàn, bên vững, hiệu quả.  Tập trung thực hiện “Đề án kiểm soát mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt của nhân dân giai đoạn 2016 – 2020”; “Kế hoạch cơ cấu lại thủy lợi để phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

Xây dựng kế hoạch thủy nông nội đồng mùa khô của từng năm, đến năm 2020. Duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi từ nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí năm 2018: Cống ngăn mặn, nạo vét hạ lưu các công, nạo vét các kênh trong dự án thủy lợi Ô Môn – Xà No, sửa chữa nhà quản lý, dốc cầu giao thông, cửa phai thép ở các cống để chủ động đóng mở.

Xây dựng danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ. Triển khai việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo lộ trình ưu tiên đã được phê duyệt; điều tra, xác định các sông, kênh, rạch bị ô nhiễm để xây dựng phương án phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về cấp nước an toàn. Điều tra, đánh giá tài nguyên nước, lập quy hoạch tài nguyên nước; tăng cường quản lý, giám sát, bảo vệ nguồn nước; kiểm soát chặt chẽ việc xả thải vào nguồn nước; đầu tư xây dựng, lắp đặt trang thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu từ các cơ sở có khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định. Củng cố và xây dựng hệ thống hồ trữ nước mưa, nước mặt và các công trình ngăn mặn, xả lũ có tính đến biến đổi khí hậu; lập kế hoạch khai thác, sử dụng hồ trữ nước đa mục đích, ưu tiên cho khai thác cung cấp nước sinh hoạt. Khai thác sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý và từng bước giảm lưu lượng khai thác nước ngầm tại các đô thị…; nghiên cứu bổ cập nước ngầm hướng tới tạo nguồn nước dự phòng trong trường hợp xảy ra các sự cố về nguồn nước mặt, hệ thống cấp nước và biến đổi khí hậu. Thiết lập hệ thống kiểm soát, cảnh báo chất lượng, trữ lượng nguồn nước; nghiên cứu giải pháp dự phòng nguôn nước bảo đảm an toàn nguôn nước cho nhà máy nước.

Trương Anh Sáng


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiên Giang: Bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch