Kiên Giang chú trọng phát triển vận tải hành khách công cộng

Trương Anh Sáng|24/05/2018 02:03
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Mới đây, UBND tỉnh Kiên Giang xây dựng kế hoạch về việc phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt từ nay đến năm 2030, từng bước đưa xe buýt trở thành phương tiện đi lại chính của người dân, giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.

Kiên Giang phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Theo đó, tỉnh xây dựng lộ trình từ nay đến năm 2013 về phát triển mạng lưới tuyến xe buýt đồng bộ và tương thích với các loại hình vận tải, phù hợp nhu cầu đi lại của đa số người dân, giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.

Đối với các doanh nghiệp tham gia phát triển vận tải hành khách công cộng cần chú trọng đầu tư phương tiện xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường. Cùng với đó, xây dựng mạng lưới tuyến hợp lý, bảo đảm thuận lợi cho việc đi lại của người dân theo hướng phát triển tuyến xe buýt đến trung tâm các huyện, thị xã, thành phố và các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, hệ thống trường học.

Từ nay đến năm 2020, tỉnh tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật xe buýt; củng cố, chấn chỉnh lại hoạt động các tuyến xe buýt hiện có và phát triển thêm một số tuyến xe buýt nhằm mục đích kết nối và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các tuyến xe buýt hiện có, đồng thời giảm phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông, tạo nét văn minh đô thị.

Giai đoạn 2021-2025 và định hướng 2030, tỉnh sẽ tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh, mở rộng mạng lưới xe buýt phủ khắp khu vực nội đô với các huyện, thị xã và thành phố. Bên cạnh đó, từng bước phát triển vận tải công cộng xe buýt là phương thức đi lại chính, chú trọng phát triển các tuyên xe buýt nhanh, xe buýt khối lượng lớn phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.

Từ tình hình khai thác thực tế của các đơn vị đang hoạt động, đề xuất loại phương tiện khai thác trên địa bàn tỉnh là từ B24 – B40 (ký hiệu sức chứa của phương), với các ưu điếm sức chứa phù hợp với tình hình khai thác, linh động, không chiếm diện tích lớn trên mặt cắt ngang đường, đảm bảo ổn định quá trình vận doanh. Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động khai thác các tuyến buýt phụ có thể xem xét cho doanh nghiệp sử dụng các loại xe có sức chứa dao động từ 12 – 17 chỗ ngồi.

Ngoài ra, bố trí hợp lý cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, gồm: điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ trên tuyến; bãi hậu cần, trạm bảo duỡng sửa chữa xe buýt.

Trương Anh Sáng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiên Giang chú trọng phát triển vận tải hành khách công cộng