Kiên Giang đa dạng hóa sinh kế gắn với bảo vệ môi trường

Trương Anh Sáng|06/11/2018 03:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, được đầu tư hỗ trợ vốn gắn với bảo vệ môi trường. Điều này đã tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh tế tăng thu nhập vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống.    

>>>Hà Nội: Chất lượng không khí ở các điểm giao thông vẫn ở mức kém

>>>Nam Định: Bắt quả tang 2 tàu có hành vi bơm dầu trái phép cho các tàu cá trên biển

Cùng nông dân bảo vệ môi trường

Sở NN & PTNT thường xuyên phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức các cuộc hội nghị hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo cho 1.875 lượt đối tượng. Đồng thời phân bổ vốn thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo hàng năm hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế giai đoạn từ năm 2016 – 2018 là 13.013 triệu đồng.

Năm 2017 được phân bổ tổng kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế là 5.054 triệu đồng đã chuyển sang năm 2018 tiếp tục thực hiện. Chương trình 30a là 1.200 triệu đồng; Chương trình 135 là 2.454 triệu đồng; Chương trình xã nghèo ngoài các xã 30a và 135 là 1.400 triệu đồng.

Năm 2018 các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kiên Giang với tổng kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế giảm nghèo bền vững là 7.959 triệu đồng. Cụ thể, chương trình 30a là 2.400 triệu đồng; chương trình 135 là 3.759 triệu đồng; chương trình xã nghèo ngoài các xã 30a và 135 là 1.800 triệu đồng.

Chính sách cơ cấu vốn được phân bổ từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho các hộ nghèo, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển và các vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh được triển khai kịp thời, đầy đủ. Điều này tạo điều kiện cho hộ nghèo được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và vật tư thiết yếu, nhằm cải thiện đời sống, tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo.

Từ năm 2017  đến nay đã đầu tư hỗ trợ cho 481/833 hộ, ước kinh phí thực hiện là 2.802/5.054 triệu đồng, đạt 55,44%. Theo đó, chương trình 30a đã đầu tư hỗ trợ cho 39/203 hộ, ước kinh phí thực hiện là 233 triệu đồng; chương trình 135 đã-đầu tư hỗ trợ cho 326/399 hộ, ước kinh phí thực hiện là 2.009 triệu đồng; chương trình xã nghèo ngoài các xã 30a và 135 đã đầu tư hỗ trợ cho 116/231 hộ với ước kinh phí thực hiện là 560 triệu đồng.

Năm 2018 tổng kinh phí thực hiện là 7.959 triệu đồng, bao gồm chương trình 30a là 2.400 triệu đồng; chương trình 135 là 3.759 triệu đồng; chương trình các xã nghèo ngoài các xã 30a là 135 là 1.800 triệu đồng.

Đồng thời để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong bảo vệ các công trình cấp nước, đảm bảo công trình đạt hiệu quả cao nhất, giữ gìn nguồn tài nguyên nước, bảo vệ môi trường sống trên địa bàn dân cư hướng tới ngăn chặn tình trạng làm suy kiệt tài nguyên nước, thay đổi thói quen và hành vi vứt chất thải vào môi trường tự nhiên. Đồng thời, hình thành ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, chống xâm ngập mặn, xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường ở từng gia đình, cụm dân cư hướng tới môi trường sạch đẹp ở khu dân cư.

Phấn đấu 2019-2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh bình quân hàng năm từ 1% đến 1,5%/năm (riêng các xã đặc biệt khó khăn giảm 2%/năm), hộ dân tộc thiểu số giảm từ 1,5 – 2%/năm theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016-2020, góp phần đạt các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Tập trung giảm mạnh hộ cận nghèo, hạn chế tái nghèo, cảỉ thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân đặc biệt là các hộ dân ở các địa bàn khó khăn thuộc Chương trình 135 và Chương trình 30a. Tạo điều kiện cho hộ nghèọ, cận nghèo tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh.

Để đảm bảo kết quả đề ra, các cấp, các ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo, mục tiêu giảm nghèo đến các tầng lớp dân và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, phát huy vai trò “tự giảm nghèo bền vững”, “tự an sinh” của những đối tượng thuộc hộ nghèo tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước và Xã hội.

Phải xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, là mục tiêu hàng đầu. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo phải hướng vào những vùng còn tỷ lệ hộ nghèo cao như vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; về chủ trương, phải đúng trọng tâm, đúng trọng điểm; về chỉ đạo, phải quyết liệt, biết khối lượng công việc, lực lượng thực hiện, thời hạn hoàn thành; về chủ trì, phải gương mẫu, tận tụy, sâu sát, dân chủ, sáng tạo nhưng đúng cơ chế, pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh các chương trình đầu tư hỗ trợ về Phát triển sản xuất vào đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn kết hợp và lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội trên từng địa bàn và dựa trên cơ sở đề xuất của nhân dân cho phù hợp với mô hình hỗ trợ.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn lực, bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng, không thất thoát; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí của chương trình không đúng mục đích, không có hiệu quả, nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương. Mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn người nghèo các biện pháp áp dụng khoa học, kỹ thuật thực hiện mô hình. Tạo điều kiện cho người nghèo vay vốn thực hiện mô hình sản xuất, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn người nghèo trong suốt quá trình thực hiện mô hình gắn với bảo vệ môi trường.

Thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn huy động; tranh thủ nguồn vốn của Trung ương, cân đối bố trí đối ứng từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác; tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình. Lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo nói chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở các xã nghèo, ấp đặc biệt khó khăn.

Trương Anh Sáng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiên Giang đa dạng hóa sinh kế gắn với bảo vệ môi trường