Kiên Giang: Hệ thống cống thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trương Anh Sáng|14/11/2019 02:56
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Giang Hệ thống cống thủy lợi Cái Lớn Cái Bé sẽ kiểm soát nguồn nước mặn, lợ và ngọt, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

Công trình sẽ kiểm soát nguồn nước mặn, lợ và ngọt, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái ngọt, mặn – lợ, ngọt – lợ; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, chống thiên tai, giảm ngập úng khi mặt đất hạ thấp do lún sụt đất; giảm thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô trong vùng.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé giai đoạn 1 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ quản; Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 làm chủ đầu tư hợp phần xây dựng công trình. Dự án thủy lợi Cái Lớn-Cái Bé là đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước được thực hiện từ trước năm 2000. Thời gian lập dự án từ tháng 3/2010 đến 8/2018.

Dự án này được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 498/QĐ-TTg với tổng mức đầu tư dự kiến là 3.309,5 tỷ đồng từ vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Thời gian thực hiện dự án hoàn thành trước 31/12/2021 và được xem là quy mô lớn nhất Đông Nam Á.

Ký kết giao ước thi đua xây dựng công trình đảm bảo chất lượng

Quy mô dự án gồm các công trình gồm:

Cấp công trình cống Cái Lớn cấp I tổng chiều rộng thông nước 455m, gồm 11 khoang, mỗi khoang rộng 40m (8 khoang ngưỡng (-6.5)m, 2 khoang ngưỡng (-5.0)m, 1 khoang ngưỡng (-3,5)m) và 1 khoang âu thuyền rộng 15m, ngưỡng (-5.0)m; cửa van cống, âu thuyền bằng thép, vận hành bằng hệ thống xi lanh thủy lực. Trên cống có cầu giao thông tải trọng HL93, B=9m.

Cống Cái Bé cấp II tổng chiều rộng thông nước 85 m, gồm 2 khoang, mỗi khoang rộng35m, ngưỡng (-5.0)m và 1 khoang âu thuyền rộng 15m, ngưỡng (-4.5)m; cửa van cống, âu thuyền bằng thép, vận hành bằng hệ thống xi lanh thủylực. Trên cống có cầu giao thông tải trọng HL93, B=9m.

Đê nối cống Cái Lớn, cống Cái Bé với Quốc lộ 61 là cấp III chiều dài 5,7 km, mặt đê rộng 9m, chiều rộng phần xe chạy 7 m, mặt láng nhựa, cao trình đỉnh (+2,0)m; các công trình trên tuyến đê gồm: 3 cầu giao thông HL93 và 9 cống tròn, cống hộp.

Theo thiết kế kỹ thuật, cống Cái Lớn sẽ được xây dựng dưới lòng sông Cái Lớn, có tổng chiều dài 470 mét, gồm 11 khoang cống rộng 40 mét/khoang, có cao trình ngưỡng -3,5 đến -6,5m. Cửa van cống, âu thuyền bằng thép, vận hành bằng hệ thống xilanh thủy lực, trên cống có cầu giao thông. Hai âu thuyền rộng 15 mét/âu thuyền, cao trình ngưỡng -5 mét, đi theo hai chiều ngược nhau.

Tượng tự, cống Cái Bé được xây dựng dưới lòng sông Cái Bé, có tổng chiều dài 85 mét, gồm 2 khoang rộng 35 mét/khoang, cao trình ngưỡng -5 mét và âu thuyền rộng 15 mét, cao trình ngưỡng -4 mét. Cống Cái Lớn có khẩu diện lớn nhất Đông Nam Á hiện nay với 470m.

Riêng tuyến đê nối 2 cống với Quốc lộ 61 có tổng chiều dài 5,843 km được chia làm hai giai đoạn, gồm đoạn từ cống Cái Lớn đến cống Cái Bé có chiều dài 1,031 km; đoạn từ cống Cái Bé đến Quốc lộ 61 có chiều dài 4,812 km. Mặt đê được xây dựng có bề rộng 9 mét, cao trình 2 mét. Ngoài ra, Dự án cũng thực hiện các hạng mục phụ trợ gồm: hệ thống cung cấp điện, hệ thống chiếu sáng công trình; hệ thống thiết bị quan trắc, nhà vận hành, kè gia cố bảo vệ bờ sông…

Nhiệm vụ của hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé là kiểm soát nguồn nước mặn, lợ và ngọt, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái ngọt, mặn – lợ, ngọt – lợ luân phiên cho vùng hưởng lợi, với diện tích tự nhiên 384.120ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản 346.241 ha.

Phối cảnh Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé kết hợp tuyến đê biển Tây tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, chống thiên tai, giảm ngập úng khi mặt đất hạ thấp do lún sụt đất; giảm thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô trong vùng. Đồng thời cấp và trữ nước ngọt trong mùa mưa cho vùng sản xuất mặn, ngọt huyện An Minh, An Biên với những năm mưa ít, tiêu thoát cho vùng hưởng lợi của dự án trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Tổng diện tích đất sử dụng cho công trình là 26,75 ha và 196 hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng, với tổng chi phí đền bù 173 tỷ đồng. Đến nay, đã chi trả tiền đền bù và bàn giao mặt bằng 26,64/26,75 ha, chiếm 99,6%, với 193/196 hộ.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn cho biết, Kiên Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều biển Tây, tình trạng xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt ngày càng gay gắt, vào mùa khô nước mặn vào sâu trong nội đồng 8-9km, có năm còn sâu hơn khiến đồng ruộng bị nhiễm mặn nồng độ cao phải mất nhiều năm mới có thể khôi phục sản xuất được, do đó, công trình thủy lợi Cái Lớn-Cái Bé có ý nghĩa rất quan trọng đối với tỉnh trong việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay và tương lai, đồng thời, giúp cho tỉnh có chính sách phát triển kinh tế phù hợp đảm bảo an sinh xã hội.

Trương Anh Sáng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiên Giang: Hệ thống cống thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.