Kiên Giang: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

Quốc Tuấn|20/06/2018 06:56
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Thực hiện chương trình “Bảo vệ môi trường đối với thuốc bảo vệ thực vật” do Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Kiên Giang tổ chức ở các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh, nhiều bà con nông dân đã nâng cao nhận thức thu gom bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.

Bà con nông dân thu gom vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng

Các loại rác thải từ hoạt động nông nghiệp như: Vỏ chai, túi ni lon, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng xếp vào loại rác thải rắn độc hại vì chúng có chức chất hóa học ảnh hưởng môi trường và sức khỏe con người. Trước đây, bà con nông dân hay vứt các loại rác thải trên tại đồng ruộng, ao, hồ, vườn… sau khi sử dụng, gây ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái ở nông thôn. Để thay đổi tập quán này, các ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân thu gom, làm hồ chứa vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Nhiều hộ tự phân loại rác thải và đào hố chôn hoặc đốt rác thải nông nghiệp qua sử dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường. Thông thường, bà con thu gom vỏ chai, thuốc bảo vệ thực vật bỏ vào hồ chứa tại nhà, những chai thuốc bảo vệ thực vật chưa sử dụng hết sẽ thấm vào đất ảnh hưởng đến nguồn nước. Trường hợp đốt bao bì thuốc bảo vệ thực vật sẽ tạo nên khói độc ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh và cộng đồng dân cư.

Theo đó, thông qua chương trình “Bảo vệ môi trường với thuốc bảo vệ thực vật”, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh đã giúp bà con nông dân hình thành ý thức bảo vệ môi trường: Thu gom bao vì, bỏ chai trên đồng ruộng đến nơi tiêu hủy an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Giai đoàn 2012 – 2017, Chi cục đã xây dựng mô hình thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật qua sử dụng tại các huyện, với tổng diện tích 249ha. Đồng thời, ứng dụng công nghệ sinh thái trồng hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả cho thấy, diện tích lúa gieo sạ từ 80 – 100 ke lúa giống/ha giảm từ 3 – 4 lần phun thuốc bảo vệ thực vật/vụ, lợi nhuận tăng từ 2 – 4,5 triệu đồng/ha/vụ so canh tác thông thường.

Riêng năm 2017, Chi cục phối hợp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh thu gom hơn 1.524kg rác thải bảo vệ thực vật, hoàn thiện 15/15 bể chứa thuốc bảo vệ ở các địa phương. Từ năm 2018 đến nay, Chi cục thực hiện chương trình cùng nông dân bảo vệ môi trường, phối hợp doanh nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả ở các huyện: Giồng Riềng, Gò Quao, Tân Hiệp, Châu Thành, Hòn Đất. Đồng thời, tổ chức cho bà con nông dân ở các địa phương thu gom hơn 500kg vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật đi tiêu hủy. Qua đó, hình thành ý thức, thói quen thu gom vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng, bỏ rác đúng nơi quy định nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe của gia đình của từng hộ nông dân.

Quốc Tuấn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiên Giang: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp