Kiên Giang: Nỗ lực trong xây dựng nông thôn mới

Trương Anh Sáng|12/11/2018 05:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Đến nay, toàn tỉnh có 49/118 xã đạt 19 tiêu chí và huyện Tân Hiệp được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại không còn xã đạt dưới 6 tiêu chí, bình quân toàn tỉnh đạt 15,4 tiêu chí/xã, tăng 1,9 tiêu chí so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2017 đạt 39,99 triệu đồng/người/năm, tăng 5,15 triệu đồng/người/năm so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm, năm 2015 là 9,78%; năm 2016 là 8,32%, năm 2017 còn 6,2%. Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn ngày càng thu hẹp qua các năm, năm 2014 thu nhập bình quân đầu người ở thành thị cao gấp 1,8 lần so với nông thôn, đến năm 2017 chỉ còn cao gấp 1,5 lần.

– Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, qua đó đã tạo sự chuyển biến tích cực trên lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới; hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, kiện toàn; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội nông thôn được đảm bảo.

>>>Hà Nội sửa đổi giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt từ ngày 12/11

>>> Lập quy hoạch xử lý chất thải rắn TP Hồ Chí Minh

Trong những năm qua tỉnh đã chủ động chỉ đạo thực hiện nâng cao hiệu quả đầu tư công, hiệu quả đầu tư phát triển các dịch vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản và áp dụng khoa học kỹ thuật; tăng đầu tư ngoài ngân sách nhà nước trong tồng đầu tư xã hội; đồng thời chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn khác như: Chương trình 30a, Chương trình 135, Chương trình xây dựng nông thôn mới… để đầu tư cho các dự án sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Ước tính, tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn từ năm 2015 đến nay được 34.801 tỷ đồng, đạt 44,9% so với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh (nhu cầu Đề án là 77.510 tỷ đồng), trong đó: vốn ngân sách 3.032,42 tỷ đồng, đạt 3,91% ; vốn các thành phần kinh tế khác 31.768,6 tỷ đồng, đạt 41%, dư nợ tín dụng nông nghiệp đến ngày 30/4/2018 là 31.613 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp và nhân dân đóng góp 149,82 tỷ đồng, vốn khác 5,776 tỷ đồng.

Đầu tư xây dựng giao thông nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới.

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành có liên quan và các địa phương triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Qua 2,5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh Kiên Giang đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực: Sản xuất nông nghiệp của tỉnh có bước tăng trưởng khá, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Rà soát, bổ sung quy hoạch tập trung các cây trồng, vật nuôi thế mạnh của tỉnh như lúa, tôm… kịp thời thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với liên kết chuỗi sản phẩm, ứng dụng đồng bộ các quy trình sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với phát triển kinh tế tập thể, xây dựng nông thôn mới.

Công tác chuyển giao khoa học – công nghệ và khuyến nông đã có tác động lớn đến nhận thức của người dân, thay đổi tập quán sản xuất, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người dân, cùng với việc tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, theo hướng phát triển nhanh và bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của người dân nông thôn được nâng lên; từng bước giảm dân khoảng cách thu nhập giữa người dân thành thị và nông thôn.

Tuy nhiên, tăng trưởng trong nội bộ ngành nông nghiệp có phát triển nhưng chưa nhiều; sản xuất chưa gắn kết được với các khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm, các sản phẩm sản xuất chủ yếu bán thô, chưa qua chế biến nên giá trị thấp và thường bị ép giá khi được mùa. Các hình thức tổ chức sản xuất chưa đáp ứng với yêu cầu sản xuất hàng hóa và chưa thật bền vững; chưa có nhiều hợp tác xã, trang trại điển hình, quy mô lớn; chất lượng sản phẩm còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu thị trường.

Nguồn lực đầu tư cho việc triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu sản xuất và hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là hệ thống thủy lợi. Tình trạng lạm dụng phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên biển quá mức cho phép… đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách. Xuất phát điểm kinh tế khu vực nông thôn của tỉnh thấp.

Triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong bối cảnh ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức: Biến đổi khí hậu phức tạp, thiên tai bão lũ liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại lớn đến kết cấu hạ tầng, sản xuất và đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi liên tiếp phát sinh, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng nông thôn còn yếu kém, do địa hình chia cắt, dân cư phân tán, suất đầu tư công trình lớn, nguồn lực đầu tư không đáp ứng được nhu cầu. Nhận thức của một số cấp chính quyền về cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tuy có chuyển biến nhưng chưa thật sự đầy đủ và sâu sắc; một bộ phận cán bộ, nhân dân còn tư tưởng ỷ lại vào nguồn lực Nhà nước. Việc triển khai thục hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới ở một số nơi còn lúng túng, ứng đụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều, khả năng nhân rộng mô hình có hiệu quả vào sản xuất đại trà còn hạn chế.

Qua 2,5 năm triển khai Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh nhận định, cần: Thứ nhất: Việc xác định các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực và tập trung chỉ đạo phát triển; tổ chức lại mô hình sản xuất theo phương châm: “Liên kết hóa trong sản xuất và xã hội hóa nguồn lực đầu tư, tạo quy mô sản phẩm lớn, đồng nhất, giá tri gia tăng cao”, là định hướng đúng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thứ hai: Tập trung cải cách hành chính, tháo gỡ mọi rào cản trong việc giao đất, cho thuê đất và thủ tục đầu tư để thu hút mạnh mẽ nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khắc phục những tồn tại, khó khăn của mô hình hợp tác xã kiểu mới, tạo điều kiện phát triển một nền nông nghiệp tập trung; quy mô. Thứ ba: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới phải được tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai đến từng xã, ấp… Phải tạo được động lực lợi ích từ người dân và sự đồng thuận của toàn xã hội; coi trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp cơ sở để có đủ năng lực chỉ đạo, triển khai thực hiện. Thứ tư: Tích cực huy động và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách Trung ương, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế,…đồng thời nêu cao ý thức tự lực tự cường, chủ động phát huy nguồn lực tại chỗ của địa phương, trước hết là của chính người dân để đầu tư đúng mức cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân.

Trên cơ sở kết quả đạt được qua 2,5 năm triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 – 2020 hoàn thành thêm 12 xã và 02 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Để hoàn thành nhiệm vụ đề ra, UBND tỉnh chỉ đạo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành chức năng có liên quan và UBND các địa phương đẩy mạnh gia tăng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp.

Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cần tiếp tục phổ biến, quán triệt sâu sắc đường lôi, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới để từng cán bộ, đảng viên, các tổ chức đảng, chính quyên, các cơ quan, doanh nghiệp và mọi người dân hiểu đầy đủ, sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, tập trung thực hiện tốt Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các chủ trương của Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục rà soát lại quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực sản xuất để điều chỉnh phù hợp theo từng tiểu vùng sinh thái. Trên cơ sở đó, xây dựng các vùng chuyên canh, các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hóa và lộ trình thực hiện theo các ngành hàng chủ lực của tỉnh (trọng tâm là lúa và thủy sản).

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng mô hình, chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ mới, có hiệu quả kinh tế cao để nhân rộng, nhất là các mô sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, quả, chăn nuôi theo hướng an toàn. Đẩy mạnh hơn nữa việc mở rộng quy mô cánh đồng:lớn gắn với tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng phát triển công nghiệp trong nông nghiệp (Cung cấp giống xác nhận, bảo quản và chế biến sau thu hoạch).

Tiếp tục phát triển khai thác thủy sản xa bờ, đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ các sản phẩm khai thác, các điều kiện xuất khẩu theo quy định. Tăng cường quản lý đội tàu khai thác theo Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh. Khuyến khích nuôi trồng thủy sản ở các vùng sinh thái theo quy hoạch, tăng hàm lượng khoa học cho sản phẩm thủy sản có giá trị cao, theo nhu cầu của thị trường.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành, ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển sản xuất cho các xã gần đạt 19 tiêu chí của các địa phương đã đăng ký, nhất là cần tập trung hoàn thiện các tiêu chí như: tiêu chí về trường học, giao thông nông thôn, môi trường, cơ sở vật chất văn hóa, hộ nghèo. Đồng thời, phấn đấu giữ vững và nâng lên về chất các các xã đã đạt 19/19 tiêu chí.

Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, quỹ của các tổ chức đoàn thể để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và chuyển đổi cây trông, vật nuôi. Khuyến khích nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Đẩy mạnh phát triển các hình thức sản xuất mới, liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất; rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các họp tác xã, tổ hợp tác hiện có, tuyên truyền và khuyến khích thành lập mới hợp tác xã theo Đề án hợp tác xã kiểu mới. Thay đổi mô hình kinh tế hộ sang kinh tế tập thể với nòng cốt là các tổ hợp tác, HTX để liên kết với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị; nhất là khâu thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa, hỗ trợ cải tiến mẫu mã, bao bì, xây dựng nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại (nhất là thương mại điện tử), thành lập các hiệp hội ngành, hàng để điều phối hoạt động sản xuất, hỗ trợ thông tin, tìm kiếm thị trường tiêu thụ và xuất khẩu. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường công tác dự báo, thông tin thị trường để khuyên cáo cho nhân dân, doanh nghiệp, nhằm tạo chuỗi sản phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ đạt hiệu quả, nâng cao giá trị và phát triển ổn định, bền vững.

Trương Anh Sáng

Bài liên quan
  • Sạt lở, sụt lún nhiều tuyến đường ở Kiên Giang
    Nắng nóng kéo dài khiến các tuyến kênh cạn nước, làm sụt lún nghiêm trọng nhiều tuyến đường, cầu, nhà dân, dẫn đến nguy cơ tai nạn giao thông thuộc xã Minh Thuận và An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiên Giang: Nỗ lực trong xây dựng nông thôn mới