Môi trường và ý thức người dân trong mùa lễ hội

T/H|06/02/2017 10:10
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Ban Tổ chức cũng tuyên truyền qua hàng loạt pano kêu gọi du khách có ý thức giữ gìn vệ sinh, cảnh quan khu di tích khi trẩy hội. Ban Tổ chức có loa phát thanh tuyên truyền về những quy định về việc không hóa vàng hay đốt hương trong những khu vực cấm. Và du khách thập phương đã nghiêm chỉnh chấp hành, tạo nên một nét đẹp của lễ hội. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường, xả rác bừa bãi cũng được hạn chế, toàn cảnh lễ hội Chùa Hương thoáng đãng và thật sự xanh – sạch – đẹp. Ban chỉ đạo An toàn vệ sinh thực phẩm huyện cũng bố trí lực lượng thu gom thực hiện công việc vớt rác trên dòng nước góp phần nâng cao nhận thức khách thập phương trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm trong dịp Lễ hội Chùa Hương năm 2017.

(Moitruong.net.vn)– Dịp đầu năm cũng là mùa lễ hội bắt đầu trên cả nước, công tác bảo vệ môi trường được các Ban Tổ chức chuẩn bị khá kỹ càng.

Dịp đầu năm cũng là mùa lễ hội bắt đầu trên cả nước, công tác bảo vệ môi trường được các Ban Tổ chức chuẩn bị khá kỹ càng. Nhưng qua những ngày đầu khai hội lớn như Chùa Hương, chùa Phật Tích, Bái Đính… cho thấy ý thức từ mỗi người dân vẫn luôn là yếu tố quan trọng đối với môi trường chung.

Đảm bảo “Lễ hội kỷ cương – Văn minh du lịch”

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Hậu – Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Hương cho biết, để phục vụ an toàn chu đáo cho lễ hội năm nay, ngày mùng 2 Tết Đinh Dậu, huyện đã ra quân kiểm tra công tác bảo đảm trật tự ATGT, VSMT, ATTP… khu vực diễn ra lễ hội Chùa Hương. Đến nay, các hàng quán đã được sắp xếp thông thoáng, đúng sơ đồ, vị trí của Ban tổ chức. Ông Hậu cho biết thêm, để tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác tổ chức lễ hội năm nay, huyện Mỹ Đức đã yêu cầu lực lượng công an xử lý nghiêm các hành vi buôn bán đồ chơi nguy hiểm, gây nhũng nhiễu đòi tiền bồi dưỡng của khách, tự tiện tăng giá vé dịch vụ trông giữ ôtô, xe máy…

Còn về công tác văn minh lễ hội, ông Nguyễn Văn Hậu cho biết: Năm nay, Ban Tổ chức tuyệt đối không bố trí điểm kinh doanh trong các chùa, động, các đoạn đường hẹp hoặc khu vực không an toàn; yêu cầu 100% cửa hàng chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống phải có tủ bảo quản thực phẩm hợp vệ sinh, không treo thịt tươi sống dọc đường, gây phản cảm. Hệ thống bảng, biển hướng dẫn du khách cảnh giác với nạn trộm cắp, móc túi; không mặc quần áo ngắn vào chùa, không cúng lễ chín; đặt tiền giọt dầu… được lắp dọc đường hành hương và trước các điểm chùa chính. Bố trí lực lượng thu gom rác thải được tăng cường, thùng đựng rác an toàn, hợp vệ sinh được bổ sung.

Ra8c_ngGp_su8i_YO8n_cha_c_ca8c_lc_lng_v8t_vi_lng_ngi_qua8_ng_resize

Rác ngập suối Yến chưa được vớt vì lượng người quá đông.

Còn phụ thuộc ý thức người đi hội

Chùa Phật Tích còn gọi là chùa Vạn Phúc, là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn có tên núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh – một địa điểm thường được du khách thập phương lễ bái vào những ngày Tết âm lịch. Năm Đinh Dậu, dù chỉ mới mùng 6 nhưng chùa Phật Tích đã đón một lượng khách tương đối lớn. Tuy nhiên, do sự thiếu ý thức của du khách đã khiến khuôn viên trong và ngoài chùa đang phải chịu một lượng lớn rác thải vô tội vạ, vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm mất đi sự linh thiêng. Hiện tượng này đã xảy ra từ khá lâu nhưng không được giải quyết khiến cho mùa lễ hội nào chùa cũng trong tình trạng nhếch nhác, ngập rác thải.

Ngoài ra, không ít các bà, các cô “tân thời” đi lễ với váy ngắn, quần soóc cao rất phản cảm. Nhiều người cũng lên tiếng cho rằng đây là chuyện đã xảy ra hàng năm tại chùa Phật Tích, đặc biệt là vào các ngày lễ Tết khi mà dân chúng về chùa đông hơn ngày bình thường. Các hàng quán ăn uống rong biến luôn nhiều ngôi mộ thành “bãi chứa hàng”, họ thậm chí kinh doanh cả loại hình xăm mình để bán cho những cô cậu trẻ tuổi đi dạo chơi, tạo ra một sự kệch cỡm và phản cảm.

Chuyện ý thức người dân gắn liền với một môi trường vốn là chuyện muôn thuở. Năm mới lại nói đến vấn đề cũ để thấy rằng bên cạnh những nỗ lực mang tính hành chính, quy định thì còn rất cần đề cao các biện pháp giáo dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức từ bản thân mỗi người. Chuyện ý thức nhìn từ lễ hội chỉ là một khía cạnh nhỏ nhưng cũng đủ để thấy ra cả nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác, nếu cứ hành động theo đám đông và “ngại ngần” những hành động có ý thức bảo vệ môi trường thì chúng ta sẽ phải sống và gánh hậu quả từ chính sự ô nhiễm mà mình tạo ra.

T/H


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Môi trường và ý thức người dân trong mùa lễ hội