Nan giải xử lý rác thải y tế ở tuyến huyện, tỉnh

Phạm Huyền (t/h)|15/12/2016 08:22
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn)

Hiện nay, có tới 33% bệnh viện tuyến huyện và tỉnh không có hệ thống lò đốt chuyên dụng phải xử lý chất thải y tế nguy hại bằng các lò đốt thủ công, chôn trong khuôn viên bệnh viện hoặc  thải trực tiếp ra bãi rác chung nơi có đông dân cư sinh sống và không ít được tuồn bán ra ngoài để tái chế. Đây thực sự là những mối nguy đe dọa môi trường và cuộc sống người dân.

Hiện nay theo báo cáo, thống kê, tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ các bệnh viện trong cả nước khoảng 350 tấn/ngày, đòi hỏi phải xử lý bằng những biện pháp phù hợp. Tỷ lệ gia tăng chất thải y tế phụ thuộc vào tăng giường bệnh, phát triển các dịch vụ kỹ thuật và sự tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân.

Ước tính đến năm 2015 lượng chất thải phát sinh khoảng 600 tấn/. Có đến 100% BV tuyến TW, 88% BV tuyến tỉnh, 54% BV tuyến huyện xử lý chất thải rắn y tế bằng lò đốt tại chỗ hoặc thuê Công ty môi trường đô thị đốt tập trung. Số BV còn lại xử lý chất thải rắn y tế bằng phương pháp thủ công, chôn lấp tại chỗ (BV miền núi).

rac-thai-y-te

Rác thải y tế đe dọa cuộc sống của người dân

Tuy nhiên, hiện cả nước mới có gần 200 lò đốt rác thải y tế chuyên dụng, trong đó có 2 xí nghiệp đốt rác tập trung tại Hà Nội và TP.HCM, còn lại là các lò đốt rác cỡ trung bình và cỡ nhỏ. Số lò đốt rác này mới chỉ phục vụ cho 453 bệnh viện và cơ sở y tế, chiếm khoảng 40% số bệnh viện.

Hơn nữa, các lò đốt rác chủ yếu tập trung ở các bệnh viện tỉnh trở lên và một số bệnh viện tuyến huyện thuộc các thị xã, thành phố.

Còn lại có tới 33% bệnh viện tuyến huyện và tỉnh không có hệ thống lò đốt chuyên dụng phải xử lý chất thải y tế nguy hại bằng các lò đốt thủ công. Hoạt động này đã và đang gây ra tình trạng ô nhiễm cũng như thải ra rất nhiều chất độc hại ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân như: Furan, và kim loại nặng như chì, cadimi… gây mưa axit, gây hiệu ứng nhà kính, làm ô nhiễm môi trường đất cũng như nước ngầm do tro lò đốt có chứa kim loại nặng độc hại.

Đánh giá của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cũng cho biết, trong thời gian qua, công tác thu gom, lưu trữ chất thải y tế đã được quan tâm. Tuy vậy, đối với các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương việc xử lý, thu gom rác thải y tế vẫn chưa đạt hiệu quả. Tính đến năm 2015, tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom đạt 75%. Hầu hết các bệnh viện đều tiến hành thu gom, phân loại chất thải nhưng phương tiện thu gom còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt chuẩn, không có trang thiết bị đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn.

Phạm Huyền (t/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nan giải xử lý rác thải y tế ở tuyến huyện, tỉnh