Nắng nóng gay gắt: Cẩn thận sốc nhiệt!

Yến Anh (T/h)|25/05/2018 01:46
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Trong thời tiết oi bức như hiện nay, việc say nắng hay sốc nhiệt độ khi đi ra ngoài trời rất dễ xảy ra. Sau đây là một số cách nhận biết sốc nhiệt để nhằm có phương pháp xử lí kịp thời tránh những hậu quả về sau.

Nắng nóng gay gắt là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơ thể bị sốc nhiệt

Sốc nhiệt (còn gọi là say nắng) được dùng để mô tả trạng thái thay đổi nhiệt độ của cơ thể một cách đột ngột, từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh… đây là trạng trái cực kỳ nguy hiểm.

Những đối tượng thường bị sốc nhiệt là người cao tuổi sống trong các căn hộ hoặc nhà không được thông thoáng khí tốt khi nắng nóng. Các nhóm nguy cơ cao khác bao gồm người có bệnh mạn tính hoặc những người uống quá nhiều bia, rượu. Trẻ em, người mắc các bệnh như tim, phổi, cao huyết áp… cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ dễ sốc nhiệt. Ngoài ra, sốc nhiệt cũng thường xảy ra khi luyện tập thể thao hoặc lao động nặng nhọc trong môi trường nóng bức mà không uống đủ nước, di chuyển giữa hai vùng nhiệt độ chênh lệch.

Dấu hiệu nhận biết sốc nhiệt

Nôn ói

Nhiều trường hợp khi bị sốc nhiệt cao, bệnh nhân có thể xảy ra triệu chứng nôn ói do hệ tiêu hóa bị rối loạn. Nếu gặp trường hợp này, ngoài việc bổ sung nước ngay lập tức, hãy đến bệnh viện để kiểm tra kỹ hơn.

Nhức đầu, chóng mặt là một trong những dấu hiệu khi bị sốc nhiệt

Nhức đầu và chóng mặt

Nhiệt độ tăng ảnh hưởng chung lên sức khỏe, triệu chứng thường gặp nhất là nhức đầu và chóng mặt, cơ thể “lừ đừ” và mệt mỏi kéo dài. Do đó, ngoài việc bổ sung trên 2 lít nước/ngày, cũng cần đảm bảo không gian làm việc thoáng mát.

Đồng tử thu nhỏ lại

Nếu muốn kiểm tra xem người đó có đang bị sốc nhiệt không, hãy quan sát mắt của người đó. Đồng tử của mắt sẽ bị thu nhỏ lại khi cơ thể mất nước và mệt mỏi. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, mắt có thể bị đau nhức liên tục.

Triệu chứng khi bị sốc nhiệt:

Khi bị sốc nhiệt, người bệnh có dấu hiệu thở gấp, đau đầu, mệt mỏi, huyết áp tăng, thở nhanh và nông…

Người bị sốc nhiệt cần được đưa vào nơi râm mát để điều hòa lại cơ thể

Cách cấp cứu người bị sốc nhiệt

Cần đưa người bị sốc nhiệt vào khu vực râm mát, không có ánh nắng mặt trời, gọi cấp cứu, cho uống nước mát không chứa caffein, quạt cho nạn nhân bằng quạt tay hoặc tờ báo để dịu cơn nóng.Tránh thay đổi nhiệt đột ngột

Cách phòng tránh sốc nhiệt

Theo tờ Healthday, một chuyên trang về sức khỏe, các bác sĩ khuyến cáo, những ngày nắng nóng, từ trong phòng điều hòa ra hoặc người lại thì cần phải có một thời gian “quá độ” chứ không nên vội bước từ nhà ra ngoài đường luôn. Bởi khi đó, cơ thể không kịp thích nghi với sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn, nhiều người không kịp cân bằng cơ thể, dẫn đến các hiện tượng chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu, say nắng…

Bạn nên uống nhiều nước và đúng cách để bù lại lượng nước đã mất qua bài tiết. Điều này sẽ ngăn cản cơ thể bị mất nước nếu bạn đi ra ngoài trong 1 thời gian dài. Nếu đang thực hiện các bài tập nặng trong điều kiện nóng bức, bạn cần uống 0,4 – 0,9 lít mỗi giờ. Tránh uống đồ uống quá lạnh vì chúng có thể gây ra chứng co rút ruột.

Hãy đeo khẩu trang và che chắn bằng quần áo (như váy chống nắng, áo khoác dài tay, găng tay…) có độ dày thích hợp khi ra đường, nhất là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Ngoài ra, những vùng da không được che chắn, bạn có thể dùng kem chống nắng sẽ hạn chế được tác hại của ánh nắng và tia UV làm hại làn da.

Yến Anh (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nắng nóng gay gắt: Cẩn thận sốc nhiệt!