Nguồn gốc của tục “bông hồng cài áo” trong lễ Vu Lan ở nước ta

Quỳnh Dao (T/h)|14/08/2018 06:15
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – “Bông hồng cài áo” trong lễ Vu Lan xuất phát từ một phong tục của người Nhật được hoà thượng Thích Nhất Hạnh đưa về nước từ những năm 1960, Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm chia sẻ.

>>> TP HCM: Dự kiến sẽ không thu học phí THCS từ năm 2019

Ảnh minh họa

Nhận thấy là một phong tục đẹp, nên dần dần người Việt học theo, làm theo trong mùa Vu Lan báo hiếu.

Lễ Vu Lan báo hiếu trước đây chỉ ngày 14 – 15 của tháng 7 Âm lịch. Nhưng đến nay thì Lễ Vu Lan đã thành một lễ lớn. Nhiều nơi đã làm thành mùa Vu Lan báo hiếu kéo dài trong cả tháng.

Theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, trong phong tục của người Nhật, bông hoa hồng tượng trưng cho niềm hạnh phúc. Khi du nhập vào Việt Nam, người ta cài những bông hồng lên ngực để tỏ lòng tôn kính, mến yêu cha mẹ vào mùa Vu Lan báo hiếu.

“Ban đầu người ta chỉ dùng bông hồng đỏ tươi nhưng sau này nhiều nơi phân chia ra thành những bông hồng có màu sắc khác nhau. Người nào con đủ cả cha mẹ thì cài bông hồng đỏ tươi, người nào chỉ còn cha hoặc mẹ thì cài bông hồng màu nhạt hơn chút, người nào đã mất cả cha mẹ thì cài bông hồng trắng”, hoà thượng Thích Bảo Nghiêm lý giải.

Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bâc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất. Đó cùng là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành. Với ý nghĩa đó, nhiều người Việt mình đến ngày Vu Lan đều cài một bông hoa màu hồng lên áo. Đó ấy là biểu tượng của việc còn Mẹ – Cha, ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng.

Quỳnh Dao (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nguồn gốc của tục “bông hồng cài áo” trong lễ Vu Lan ở nước ta