(Moitruong.net.vn) – Tăng mức phạt đối với nhiều lỗi vi phạm giao thông, thu phí thẩm định chất thải nguy hại, tăng viện phí với người không Bảo hiểm y tế (BHYT)… là những văn bản, chính sách mới sẽ có hiệu lực từ tháng 8/ 2017.

Từ ngày 1/8/2017, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh công lập của TP Hồ Chí Minh sẽ thực hiện điều chỉnh giá theo lộ trình đối với người không có bảo hiểm y tế

Tăng mức phạt đối với nhiều lỗi vi phạm giao thông

Từ 1/8, Bộ GTVT sẽ áp dụng Luật giao thông đường bộ mới đối với người đi xe máy.

– Người tham gia giao thông không tuân thủ theo đèn giao thông (vượt đèn đỏ) chịu mức phạt từ 300.000 VNĐ đến 400.000 VNĐ. Tăng 200.000 VNĐ so với mức phạt cũ; Bên cạnh đó là bị tước bằng lái xe máy từ 1 đến 3 tháng;

– Đi xe sai làn đường, điều khiển xe trên vỉa hè (trừ trường hợp đi vào nhà) sẽ bị sử phạt từ 300.000 VNĐ đến 400.000 VNĐ. Tăng 100.000 VNĐ so với mức phạt cũ;

– Không đội mũ bảo hiểm, cài quai sai cách sẽ bị xử phạt từ 150.000 VNĐ đến 250.000 VNĐ (tăng mức phạt lên 50.000 VNĐ)

– Sử dụng điện thoại, tai nghe khi đang điều khiển phương tiện bị sử phạt từ 150.000 VNĐ đến 250.000 VNĐ; (tăng mức phạt lên 50.000 VNĐ)

– Điều khiển phương tiện giao thông trong khi đã sử dụng rượu, bia. Kiểm tra nồng độ cồn trong cơ thể quá mức cho phép có mức phạt từ 1.000.000 VNĐ đến 6.000.000 VNĐ;

– Chạy xe trong hầm mà không bật đèn chiều sáng gần (không phải đèn pha) bị phạt từ 500.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ

Đặc biệt, nếu trong thời gian bị tước bằng lái xe mà vẫn tiếp tục điều khiển xe thì sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng, giam xe 7 ngày đối với các loại xe có dung tích xi lanh dưới 175 cm3; đối với loại xe có dung tích xi lanh trên 175 cm3 thì bị phạt từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng và bị giam xe 7 ngày.

TP Hồ Chí Minh tăng viện phí với người không BHYT

Từ ngày 1/8/2017, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh công lập của TP Hồ Chí Minh sẽ thực hiện điều chỉnh giá theo lộ trình. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh công lập tự chủ tài chính hoàn toàn thực hiện giá viện phí mới. Đối với bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh công lập tự chủ tài chính một phần hoặc phụ thuộc ngân sách nhà nước thực hiện từ ngày 1/10/2017.

Về mức giá thu, sẽ thực hiện 100% mức tối đa khung giá dịch vụ khám chữa bệnh, không thuộc phạm vi thanh toán của BHYT trong các cơ sở khám chữa bệnh công lập theo thông tư 02/2017/TT-BYT.

Mức giá khám chữa bệnh gồm: Chi phí trực tiếp (thuốc, hóa chất, dịch truyền, vật tư y tế, điện, nước, duy tu bảo dưỡng…) và tiền lương (tiền lương ngạch bậc, chức vụ; các khoản phụ cấp, đóng góp; phụ cấp thường trực, phẫu thuật, thủ thuật).

Thu phí thẩm định chất thải nguy hại

Từ ngày 1/8/2017, mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại được thực hiện theo quy định tại Thông tư 59/2017 do Bộ Tài chính ban hành.

Theo đó, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức thu phí thẩm định theo quy định. Mức thu phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép xử lý chất thải nguy hại được quy định theo từng khu vực địa lý – nơi đặt nhà máy xử lý chất thải nguy hại của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép.

Người nộp phí thực hiện nộp phí thẩm định trong thời gian 10 ngày làm việc, tính từ thời điểm nhận được văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm của cơ quan cấp phép.

Phí nộp trực tiếp cho tổ chức thu phí hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước.

Minh Minh (T/h)

Bài liên quan
  • Điện gió ngoài khơi: Tiềm năng lớn, "phấp phỏng" chờ chính sách
    Điện gió ngoài khơi là nguồn điện quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia cũng như quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam, nhưng việc thúc đẩy các dự án trên thực tế lại không dễ dàng. Chỉ khi có khung pháp lý rõ ràng, công tác chuẩn bị thật chỉn chu thì mới kỳ vọng biến tiềm năng điện gió ngoài khơi thành năng lượng xanh, góp phần thực hiện mục tiêu Net Zero.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những chính sách mới có hiệu lực từ 1/8