Những loại cây cảnh có độc không nên trồng trong nhà

An An (t/h)|04/05/2017 07:33
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Cẩm tú cầu (Hydrangea macrophylla)

(Moitruong.net.vn) – Việc trồng vài cây cảnh nhỏ trong nhà hoặc nơi làm việc là sở thích của người Sài Gòn trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, các nhà sinh học cảnh báo trong số đó có nhiều loại cây chứa độc tố gây chết người nếu ăn phải.

4 loai cay doc 'vo tinh' duoc trong trong nha

Hiếm ai biết rằng cẩm tú cầu lại là một loài hoa có độc. Loài hoa này được trồng khá nhiều ở Việt Nam, đặc biệt ở những khu du lịch như Đà Lạt, Đà Nẵng. Rất nhiều người ưa thích cẩm tú cầu do vẻ đẹp và có nhiều màu sắc. Thậm chí, loài hoa còn được sử dụng để trang trí nhà hoặc làm bó hoa cưới cho các cô dâu.

Tuy nhiên, cẩm tú cầu là một loài hoa có độc đối với con người dù không gây ra tử vong. Chất độc hydragin có chứa trong lá, mầm non, thân cây và hoa của cẩm tú cầu nếu ăn phải có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, co giật và hôn mê.

Ngô đồng cảnh (Jatropha podagrica)

4 loai cay doc 'vo tinh' duoc trong trong nha

Cây ngô đồng cảnh trong phong thủy được coi là loài cây mang lại may mắn, bình yên và tốt lành nên thường được trồng làm cảnh trong nhà. Ngoài ra, loài cây này còn ra hoa quanh năm, lâu tàn và rất độc đáo nên được nhiều người ưa chuộng.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng tất cả các bộ phận của ngô đồng cảnh đều có chứa chất độc, đặc biệt là hạt. Chỉ một hạt của cây này cũng đủ để gây ra trúng độc nặng. Ngoài ra, nhựa màu trằng sữa của ngô đồng cảnh cũng gây kích ứng da đối với nhiều người.

Trúc đào

Trúc đào

Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước…) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào.

Hồng môn (Anthurium spp)

Hồng môn thường được sử dụng để làm quà tặng hoặc bó thành các lẵng hoa lớn hoặc trồng làm cây cảnh trong nhà. Đây là một giống hoa rất được ưa chuộng nhờ màu sắc bắt mắt và hình dáng độc đáo (hình trái tim đỏ).
Trong giống hoa này cũng chứa tinh thể calcium oxalate gây viêm da, có hại cho hệ tiêu hóa, kích ứng ở mắt. Đặc biệt, không nên trồng chúng trong nhà nếu bạn có nuôi thú cưng do nếu ăn loại hoa này với số lượng lớn có thể bị trúng độc, gây ra những vết thương lớn ở khoang miệng (theo nghiên cứu của trường ĐH NC State, Mỹ).

Vạn niên thanh (Aglaonema)

4 loai cay doc 'vo tinh' duoc trong trong nha

Vạn niên thanh là loại cây có nguồn gốc ở vùng đầm lầy nhiệt đới và rừng nhiệt đới Đông Nam Á. Loài cây này rất được ưa chuộng để trồng làm cây cảnh trong nhà và trang trí tại văn phòng, cửa hàng nhờ đặc tính dễ trồng và ưa nhiệt độ phòng.

Tuy nhiên đây lại là một loại cây độc, đặc biệt là nhựa của cây. Nhựa vạn niên thanh có chứa tinh thể calcium oxalate sẽ gây kích ứng da và nếu nuốt phải, chúng sẽ gây kích ứng miệng, môi, cổ họng và lưỡi, đồng thời có thể bị phát ban rất khó chịu.

Đỗ Quyên

Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người

Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25kg.

và một số loại cây khác như: Anh đào đen (nightshade), vạn tuế, lan chuông, huệ Lili, tylip, xương rồng kiểng, thủy tiên, dạ lan, anh Thảo…

An An (t/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những loại cây cảnh có độc không nên trồng trong nhà