Quản lý bền vững nguồn nước Tây Nguyên ứng phó hạn hán

14/01/2018 04:26
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Ngày 13/01, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Tổng Cục Thủy lợi, phối hợp UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội thảo “Quản lý bền vững nguồn nước Tây Nguyên ứng phó hạn hán”.

Hội thảo “Quản lý bền vững nguồn nước Tây Nguyên ứng phó hạn hán”

Tham dự hội thảo, có lãnh đạo Tổng cục Thủy lợi; các nhà khoa học đến từ các học viện, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Viện Quy hoạch Thủy lợi; các nhà quản lý đại diện 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giúp quản lý, sử dụng nguồn nước bền vững cũng như giải pháp chống hạn ở Tây Nguyên.

Theo ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, một trong những biện pháp cấp bách phòng chống hạn hán từ nay đến năm 2020 trên vùng nông nghiệp Lâm Đồng là khẩn trương xây dựng, phát triển hệ thống ao, hồ nhỏ, nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống thủy lợi trên từng địa bàn thôn, xã; đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ, giữ gìn và tiết kiệm nguồn nước tưới quanh năm cho cây trồng. 

Theo đó, Đề án Hỗ trợ phát triển hệ thống ao, hồ nhỏ trên địa bàn Lâm Đồng đến năm 2020 đã được phê duyệt với dự kiến với tổng kinh phí gần 125,6 tỷ đồng (vốn ngân sách nhà nước 50%, vốn huy động nhân dân 50%). Đến năm 2020, Lâm Đồng sẽ xây dựng hơn 5.580 ao, hồ nhỏ đều trên khắp các vùng nông nghiệp ở khu vực thôn, xã, tương ứng với hơn 558ha diện tích mặt nước, phục vụ nhu cầu tưới tiêu đủ nước quanh năm cho hơn 8.370ha cây trồng, nhất là đối với những diện tích cây trồng vào mùa hạn hán. So sánh với tổng diện tích cây trồng được tưới tiêu qua hệ thống thủy lợi hiện có thì tỷ lệ diện tích tưới tiêu từ công trình ao, hồ nhỏ xây dựng mới, đưa vào sử dụng vào năm 2020 sẽ tăng thêm hơn 3,5%, góp phần hoàn thành mục tiêu đạt hơn 65% diện tích cây trồng nông nghiệp ở Lâm Đồng được chủ động nguồn nước tưới tiêu bốn mùa trong năm…     

 Cụ thể, toàn vùng Tây Nguyên cần nâng cấp, sửa chữa 726 công trình thủy lợi phục vụ tưới cho 97.987 ha lúa, 125.799 ha cà phê, còn lại là màu và cây khác. Xây dựng mới 1.442 công trình và cụm công trình gồm 1.029 hồ chứa, 278 đập dâng, 86 trạm bơm, 49 cụm công trình phục vụ tưới 293.264 ha đất canh tác. Ngoài ra, công tác dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước trong công trình thủy lợi cấp nước cho nông nghiệ và dân sinh phải được đặc biệt chú trọng.
H.Thu (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quản lý bền vững nguồn nước Tây Nguyên ứng phó hạn hán