Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn giai đoạn 2020-2030

26/12/2017 09:10
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định 2072/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Ảnh minh họa
Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch là từng bước hình thành và phát triển hệ thống cảng cạn nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, tăng năng lực thông qua hàng hóa của các cảng biển; tổ chức vận chuyển công – ten – nơ một cách hợp lý nhằm giảm chi phí vận chuyển và thời gian lưu hàng tại cảng biển, đảm bảo an toàn hàng hóa; góp phần giảm ùn tắc giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn và khu vực có cảng biển lớn. Phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hoá, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics.
Theo đó, khu vực miền Bắc quy hoạch phát triển các cảng cạn tại khu vực kinh tế ven biển; hành lang kinh tế Hà Nội – Lào Cai; hành lang kinh tế Hà Nội – Lạng Sơn; khu vực kinh tế Tây Bắc Hà Nội; khu vực kinh tế Đông Nam Hà Nội; hành lang kinh tế Hà Nội – Thái Nguyên – Cao Bằng. 
Khu vực miền Trung – Tây Nguyên quy hoạch phát triển 6 cảng cạn tại các khu vực hành lang kinh tế Đường 9; khu vực kinh tế Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế, Đường 14; hành lang kinh tế Đường 19; khu vực Tây Nguyên; khu kinh tế Nghi Sơn; hành lang kinh tế Đường 8, Đường 12A. 
Khu vực miền Nam quy hoạch phát triển cảng cạn tại 3 khu vực kinh tế Đông Bắc TPHCM; khu vực kinh tế Tây Nam TP HCM; khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển cảng cạn đến năm 2020 khoảng 9.000 -15.000 tỷ đồng. Ưu tiên đầu tư cảng cạn có vị trí kết nối được với hai phương thức vận tải, các vị trí gắn liền hoặc nằm gần các cụm khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, các trung tâm logistics cấp I đã được quy hoạch, các cửa khẩu quốc tế lớn về đường bộ.
Tham Lâm (t/h)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn giai đoạn 2020-2030