Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp: Nghề “hốt bạc”

Minh Anh (T/h)|29/08/2018 03:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn)

Nghề “hốt bạc” của người dân

Trước đây trên địa bàn rất ít cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp. Xu hướng thị trường ngày càng tiêu thụ mạnh các loại giống cây rừng trồng, dẫn tới nở rộ nhiều cơ sở gieo ươm. Nguồn cây giống chủ yếu được đưa từ các tỉnh miền Nam về và cung cấp cho người dân địa phương.

Tại Khánh Vĩnh, nông dân đang chuộng trồng rừng keo lai, mỗi năm trồng 2 đợt. Cứ sau cơn mưa dông là bà con tiến hành mua cây giống về trồng. Đặc biệt, do ảnh hưởng cơn bão số 12 năm ngoái, nhiều rừng keo bị ngã đổ nên nhu cầu tiêu thụ giống keo tái sản xuất đang tăng mạnh. Chạy dọc theo các xã Khánh Nam, Khánh Thành, thị trấn Khánh Vĩnh (huyện Khánh Vĩnh) đang xuất hiện rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh giống keo rừng.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Ông Văn Đình Bình, một người kinh doanh giống keo rừng, cho biết: “Gia đình tôi gắn bó với nghề này hơn 5 năm qua. Thời gian đầu, người dân mua cây keo còn khiêm tốn, cơ sở chỉ xuất bán từ 700 – 800 cây/năm. Gần đây, nhiều hộ mạnh dạn mua cây giống về trồng nên gia đình bán liên tục, bình quân cung cấp 1 triệu cây/năm. Với giá bán dao động từ 600 – 650 đồng/cây, mỗi năm tôi thu nhập trên 90 triệu đồng”.

Theo ông Bình, toàn huyện có trên 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây rừng. Mỗi hộ trồng ít nhất từ 3 – 4 sào, nhiều nhất 7ha; số lượng trồng dao động từ 4.000 – 4.500 cây/ha. Nhờ nghề này mà gia đình ông cũng như nhiều hộ khác có thu nhập tương đối ổn định.

Ông Bình cho biết thêm, cây keo mang lại giá trị kinh tế cao nhưng trồng trên 6 năm mới cho thu hoạch. Theo ông, những hộ trồng keo rừng nên tìm những cơ sở sản xuất có uy tín để mua cây giống. Việc chọn cây giống là một trong những khâu quan trọng, quyết định đến sản lượng gỗ thu hoạch.

Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng

Cơ sở sản xuất giống cây trồng phải đáp ứng những điều kiện sau: Có ít nhất một 1 cán bộ kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên về lĩnh vực trồng trọt, có chứng chứng chỉ về quản lý giống cây trồng do cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh cấp; có quy trình sản xuất giống cây trồng do các cấp có thẩm quyền ban hành hoặc quy trình do cơ sở tự ban hành phù hợp với yêu cầu sản xuất từng loại giống; có hoặc thuê cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực phù hợp với quy mô và công nghệ sản xuất; phải có vật liệu nhân giống phù hợp với cấp giống sản xuất của chủ sở hữu hoặc cơ sở sản xuất hợp pháp.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Cơ sở kinh doanh giống cây trồng phải đáp ứng những điều kiện sau: Phải có kho và biện pháp bảo quản phù hợp để bảo đảm chất lượng giống; giống cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp phải có vườn lưu cây giống; có đầy đủ hồ sơ truy xuất nguồn gốc theo quy định; bao giống, cây giống phải có tem mã QR bảo đảm để người sử dụng, cơ quan quản lý có thể kiểm tra.

Dự thảo nêu rõ, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tự đối chiếu các điều kiện quy định để thực hiện và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan theo quy định của Pháp luật.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các thông tin về cơ sở sản xuất, kinh doanh biết để phối hợp trong các trường hợp cần thiết. Trong vòng 15 ngày kể từ khi tiếp nhận được thông báo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có văn bản trả lời về việc tiếp nhận thông báo và đăng tải nội dung thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở.

Khi có bất cứ sự thay đổi nào liên quan đến các điều kiện và thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tổ chức, cá nhân phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biết để có thông báo điều chỉnh.

Minh Anh (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp: Nghề “hốt bạc”