Thảm họa thủy ngân Minamata, nỗi đau đớn kéo dài hơn nửa thế kỷ của người dân Nhật Bản

Lê Hạ (t/h)|04/09/2019 01:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Xả thải hóa chất chứa thủy ngân gây ra hậu quả lâu dài tới con người. Đây là vụ ô nhiễm hóa học tồi tệ hàng đầu trong lịch sử Nhật Bản cũng như toàn thế giới.

Vịnh Minamata, nơi xảy ra những thảm họa môi trường và sức khỏe vô cùng khốc liệt với người dân Nhật Bản

Quay trở lại thập kỷ 50 của thế kỷ trước, chắc hẳn cả thế giới cũng không thể nào quên đi được nỗi đau đớn kinh hoàng mà thủy ngân đã gây ra cho cư dân thành phố Minamata, phía Nam Nhật Bản suốt khoảng thời gian đó. Môi trường ở thành phố ven biển xinh đẹp bỗng chốc bị hủy hoại còn con người và vật nuôi thì chết hàng loạt vì một căn bệnh kỳ lạ mà trước đó y học chưa từng nhắc tới.

Năm 1932 – 1968, một thảm họa nước biển nhiễm độc xảy ra tại Nhật Bản do nhà máy hóa chất Chisso xả trực tiếp nước thải chứa thủy ngân chưa qua xử lý ra vịnh Minamata và biển Shiranui.

chất thải đã tích tụ sinh học trong hải sản ở khu vực biển này, khiến người dân và súc vật địa phương ăn vào bị nhiễm độc thủy ngân. Chứng bệnh do nhiễm độc thủy ngân ở đây được gọi là bệnh Minamata.

Vụ nhiễm độc đầu tiên được phát hiện năm 1956 nhưng phải đến năm 1968, chính quyền mới chính thức kết luận nguyên nhân bệnh Minamata là do nhà máy Chisso xả thải gây ô nhiễm.

Hậu quả của nó kéo dài suốt 36 năm sau. Người nhiễm độc bị co giật, chân tay co quắp, không nói năng được. Thai nhi đẻ ra bị dị dạng. Gần 2.000 người chết, 10.000 người bị ảnh hưởng. Chó, mèo bị nhiễm độc cũng phát điên rồi chết. Cá biển chết dạt đầy bờ, phủ kín mặt biển.

Thảm họa chết người ở vùng biển Minamata (Nhật Bản) do bị nhiễm thủy ngân, nỗi đau kéo dài hơn nửa thế kỷ cho người dân Nhật Bản.

Đến năm 2004, tập đoàn Chisso đã trả 86 triệu USD tiền bồi thường cho các nạn nhân và bị yêu cầu phải làm sạch khu vực biển bị ô nhiễm. Căn bệnh Minamata vẫn là một trong 4 căn bệnh nghiêm trọng nhất do ô nhiễm môi trường gây ra tại Nhật.

Hậu quả của nó vẫn kéo dài tới ngày nay, khi các nạn nhân đã ngoài 40-50 tuổi, chỉ có thể ở trong nhà, tách biệt với cộng đồng và nhờ gia đình chăm sóc. Các vụ kiện Chisso và chính quyền khu vực vẫn đang được tiếp tục.

Lê Hạ (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thảm họa thủy ngân Minamata, nỗi đau đớn kéo dài hơn nửa thế kỷ của người dân Nhật Bản