Thừa Thiên Huế: Sạt lở bờ biển nghiêm trọng

Bích Thuần (t/h)|16/10/2018 06:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

MOITRUONG.NET.VN Mới vào đầu mùa mưa bão ở miền Trung, nhưng nhiều đoạn bờ biển tại các thôn An Dương và Hòa Duân, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên-Huế tan hoang vì sóng dữ.

>>> Cần Thơ: Vận hành thử nghiệm Nhà máy đốt rác phát điện

>>> Dự báo thời tiết ngày 16/10: Hà Nội đêm và sáng trời lạnh

Sạt lở bờ biển tại đang được báo động tại Huế 

Xã biển Phú Thuận có đặc thù biển hở, phía ngoài không có vịnh bao quanh như một số địa bàn khác. Người dân nơi đây sống bằng nghề chài lưới, buôn bán nước mắm… vốn đã khó khăn. Tình trạng biển xâm thực, sạt lở đã và đang hoành hành trong nhiều năm qua khiến nhiều hộ dân lo lắng, buộc phải di dời đến nơi ở mới…

Sau đợt mưa lớn vừa qua, bờ biển tại các thôn An Dương và Hòa Duân, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang tan hoang vì sóng dữ. Nhiều đoạn, biển ăn sâu vào nhà dân. Những khóm dứa dại, hàng cây lâu năm mọc sát bờ biển bị sóng đánh trơ gốc. Nhiều trại nuôi tôm cũng bị sóng đánh sập, trơ móng phải bỏ hoang.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế, do ảnh hưởng liên tiếp của các đợt thiên tai vừa qua đã làm sạt lở bờ biển chạy dọc từ huyện Phong Điền đến Phú Lộc có khoảng 12 điểm sạt lở nặng với tổng chiều dài chừng 30km, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của hơn 2.300 hộ dân.

Tại xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, bờ biển bị xâm thực sâu kéo dài, nước biển tràn vào đồng ruộng, người dân không thể canh tác. Khu vực neo đậu thuyền của ngư dân có nguy cơ bị sóng biển cuốn trôi bất cứ lúc nào.

Đầu 2018, HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng dự án kè chống sạt lở bờ biển khẩn cấp đoạn Thuận An – Tư Hiền, dài hơn 3 km với tổng kinh phí hơn 300 tỷ đồng. Dự án thực hiện trong 3 năm, tập trung bảo vệ khu dân cư của 5 xã vùng bãi ngang ven biển, bảo vệ 1.300 hộ dân, hơn 450 ha lúa, 85 ha nuôi trồng thủy sản.

Do đặc điểm địa hình vùng biển ở Thừa Thiên – Huế là vùng bờ thấp, nằm sát mực nước nên việc trồng các loại cây chắn sóng ở một số nơi sẽ không hiệu quả do cây chưa đủ lớn, bộ rễ chưa đủ độ chống chọi với thiên tai, giữ đất thì đã bị sóng cuốn trôi. Bởi vậy, giải pháp căn cơ lâu dài thì cần phải đầu tư bờ kè mới chống được sạt lở.

Bích Thuần (t/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thừa Thiên Huế: Sạt lở bờ biển nghiêm trọng