Tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết

Thu Hà (T/h)|06/09/2018 07:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn)

Theo thống kế, trong tháng 7/2018, mỗi tuần Hà Nội phát hiện 15 – 20 ca sốt xuất huyết, nhưng hiện nay, số ca mắc đã tăng lên tới 50 – 60 ca/tuần. Số người mắc sốt xuất huyết chủ yếu ở 17 quận huyện, 41 xã phường và vẫn tập trung nhiều ở các quận Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Đống Đa…

Phun thuốc diệt muỗi phòng chống dịch sốt xuất huyết. Ảnh minh họa.

Bên cạnh sốt xuất huyết, dịch tay-chân-miệng cũng đang gia tăng. Riêng ở Hà Nội đã có hơn 1.000 ca mắc tay chân miệng, còn tại TP HCM, cũng có khoảng gần 1.000 trẻ mắc bệnh này.

Đáng lo ngại khi việc chủ quan có thể dẫn đến biến chứng viêm não ảnh hưởng đến tính mạng trẻ, thậm chí gây tử vong như đã từng xảy ra.

Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, biện pháp tốt nhất và đầu tiên là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách: Sử dụng một số biện pháp diệt muỗi như: bình xịt, thắp hương muỗi, phun thuốc chống muỗi…

Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy. Thay rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hằng tuần. Phát quang bụi rậm.

Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát. Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông. Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Thu Hà (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết