Tiếp sức người thầy một hoạt động nhân văn

Trương Anh Sáng|14/11/2018 05:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

– Đây là một hoạt động có ý nghĩa nhằm huy động tối đa sự đóng góp tự nguyện của toàn thể cán bộ, giáo viên, người lao động đang công tác trong ngành Giáo dục&Đào tạo; các tập thể, tổ chức, cá nhân hảo tâm gần xa chung tay đồng hành cùng Chương trình “Tiếp sức người Thầy” của ngành giáo dục tỉnh Kiên Giang.

>>> Hà Tĩnh: Trường Tiểu học Đức Yên, huyện Đức Thọ tổ chức thành công chương trình “Chung một màu xanh”

>>> Quảng Ngãi: Trao tặng 540 cặp phao cho học sinh 4 huyện vùng lũ

Tiếp sức người thầy nhằm phát huy tốt vai trò, ý thức trách nhiệm của từng tổ chức cá nhân trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, người lao động trong việc đóng góp nguồn kinh phí, phát hiện và đề xuất đối tượng thụ hưởng, tham gia thực hiện chương trình, đồng thời tích cực tuyên truyền giáo dục mục đích, ý nghĩa của Chương trình đến học sinh và toàn xã hội, qua đó tạo sự lan tỏa về ý thức nhân đạo, giáo dục lòng nhân ái qua những việc làm thiết thực nhất.

Đối tượng vận động là cán bộ, nhà giáo và người lao động đang công tác trong ngành Giáo dục và Đạo tạo trên địa bàn tỉnh, mỗi cán bộ, nhà giáo và người lao động trong Ngành Giáo dục và Đào tạo đóng góp tiền mặt trị giá một ngày lương/ năm/ người. Các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài tỉnh. Các tổ chức và cá nhân thiện nguyện đồng hành cùng Chương trình, tùy lòng hảo tâm và điều kiện có thể đóng góp tiền mặt, hiện vật trực tiếp đến từng đối tượng hoặc ủy thác qua Ban quản lý Chương trình.

Đối tượng thụ hưởng là cán bộ, nhà giáo và người lao động đang công tác trong ngành Giáo dục & Đào tạo tỉnh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn, ốm đau thường xuyên, bệnh hiểm nghèo, gia đình bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn rủi ro…; cựu giáo chức có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tổ chức hỗ trợ định kỳ hàng tháng ít nhất 01 đối tượng có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo; gia đình bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn rủi ro; hỗ trợ xây, sửa nhà ở (trường hợp đặc biệt khó khăn) với mức hỗ trợ từ 10-30 triệu đồng/đối tượng, tùy thuộc mức độ và hoàn cảnh khó khăn cụ thể.

Tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà những đối tượng có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thường xuyên đau ốm, cựu giáo chức có nhiều cống hiến tích cực đối với sự nghiệp giáo dục địa phương vào các dịp tết cổ truyền, tết dân tộc, ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), với mức chi từ 01 đến 05 triệu đồng/đối tượng, tùy thuộc mức độ và hoàn cảnh khó khăn cụ thể.

Nhiều thầy cô đã được chương trình hỗ trợ, giúp đỡ đã phần nào vượt qua hoàn cảnh khó khăn, chẳng hạn như  cô Huỳnh Thị Tiếc hiện điều trị bệnh “K” vào hóa chất được 6 lần, tình trạng sức khỏe kém, cô sống độc thân, cha mẹ đã mất, anh em ở xa. Cô thuê ở nhà trọ sống cùng người em bạn độc thân. Cảm thông và sẻ chia sâu sắc với hoàn cảnh của cô, Trường THCS Nguyễn Du đã vận động anh, em đồng nghiệp đóng góp, hỗ trợ cho cô với số tiền hơn 10 triệu đồng, Chương trình “Tiếp sức người Thầy” của Ngành cùng các anh, chị đồng hành Chương trình đã trao cho cô số tiền hơn 24 triệu đồng.

Cô Hoàng Thị Thu Hằng hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, các con đi làm ăn xa, tuổi cao, không có nhà, ở tạm nhà người thân đã được phòng GD&ĐT Thành phố Rạch Giá hỗ trợ 20 triệu động;  Ban Tổ chức Tỉnh ủy hỗ trợ 20 triệu đồng; ông Huỳnh Văn Mít nguyên Giám đốc Ban Quản lý xây dựng cơ bản Sở GD&ĐT hỗ trợ 10 triệu đồng; anh Nguyễn Văn Hoàng Chủ tịch UBND huyện Châu Thành hỗ trợ 10 triệu đồng; anh, em đồng nghiệp trong cơ quan góp phần hỗ trợ cho cô với số tiền gần 20 triệu đồng. Chương trình đã trao cho cô với số tiền hơn 120 triệu đồng. Cô Phan Thị Thu Hương – giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Hiền (TP. Rạch Giá) hoàn cảnh rất khó khăn, chồng mất sớm, một mình nuôi 2 đứa con ăn học, cuộc sống khó khăn lại càng thêm chật vật khi cô Hương lâm bệnh hiểm nghèo, Chương trình đã kịp thời thăm hỏi hỗ trợ với số tiền trên 50 triệu đồng…v..v…

Tính đến cuối năm 2017, Chương trình đã vận động Cán bộ công chức, viên chức trong ngành; các nhà hảo tâm đóng góp trên 5 tỷ đồng, đã hỗ trợ cho 2.683 thầy giáo, cô giáo bị tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật hiểm nghèo, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn vượt khó để tiếp tục đến trường giảng dạy với số tiền gần 4,80 tỷ đồng, đã vận động hỗ trợ cất 7 căn nhà cho giáo viên hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở, kinh phí hỗ trợ cất nhà từ 20-30 triệu đồng/căn.

Chương trình là hoạt động đầy ý nghĩa phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, nghĩa cử “Một tấm lòng vì đồng nghiệp” của tập thể cán bộ, nhà giáo trong Ngành chung tay chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội ở địa phương.

Trương Anh Sáng

Bài liên quan
  • Sạt lở, sụt lún nhiều tuyến đường ở Kiên Giang
    Nắng nóng kéo dài khiến các tuyến kênh cạn nước, làm sụt lún nghiêm trọng nhiều tuyến đường, cầu, nhà dân, dẫn đến nguy cơ tai nạn giao thông thuộc xã Minh Thuận và An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tiếp sức người thầy một hoạt động nhân văn