TP.HCM: Nhà máy điện rác 20MW biến rác thành dòng điện xanh

Thắng Nam (th)|19/07/2017 01:54
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Một nhà đầu tư Australia sẽ xây dựng nhà máy đốt rác trị giá hơn 520 triệu USD tại khu liên hợp xử lý rác thải Phước Hiệp với công suất tiêu hủy 1.000 tấn rác thải rắn mỗi ngày.

Đây là đề án thực nghiệm xử lý rác thải thành điện năng do Công ty TNHH Thủy lực – Máy và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM phối hợp đầu tư xây dựng. Ngay khi đề án thực nghiệm được UBND TPHCM phê duyệt, từ tháng 02/2017, đề án thực nghiệm điện rác Gò Cát, chuyển hóa chất thải rắn công nghiệp thành năng lượng xanh (điện rác) đã bắt đầu được triển khai thực hiện, vận chuyển và lắp đặt thiết bị. Ngày 30/3/2017, hệ thống dây chuyền thiết bị tiền chế, tiếp nhận rác đã được vận hành đầu tiên.

Đến ngày 20/4/2017, đã vận hành đồng bộ các cụm thiết bị của công nghệ điện rác và đã hòa lưới điện quốc gia vào ngày 22/4/2017. Tính đến cuối tháng 6/2017, nhà máy đã xử lý 500 tấn rác thải công nghiệp, phát và hoà vào lưới điện quốc gia 7MW. Nhằm hỗ trợ cho hoạt động xử lý rác thải thành điện năng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đầu tư hệ thống hạ tầng lưới điện để hỗ trợ nhà máy điện rác hoà vào lưới điện quốc gia. Giá bán điện của nhà máy này hiện đang là 7,28 cent/kw.

Theo đó, nhà máy dùng hệ thống đèn đốt plasma, đưa nhiệt độ lên cao từ 3.000 – 7.000 độ trong điều kiện thiếu ôxy để tạo năng lượng sét tiêu hủy các loại chất thải. Công đoạn tiền xử lý, tách mô mềm, tạo viên nén từ rác thải sinh hoạt được thực hiện tại Phước Hiệp (huyện Củ Chi), sau đó chuyển về nhà máy điện rác tại Gò Cát để sản xuất, tạo thành dòng điện xanh. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng đã chỉ đạo các đơn vị đầu tư phải nghiên cứu kỹ công tác quản lý quá trình vận hành, xử lý rác thải sinh hoạt quy mô khoảng 1.000 tấn/ngày, không để phát sinh ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân Thành phố.

Thắng Nam (th)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
TP.HCM: Nhà máy điện rác 20MW biến rác thành dòng điện xanh