Trực tiếp: Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu

27/09/2017 01:23
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Hôm nay (ngày 27/9), Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu bước sang ngày làm việc thứ hai với phiên họp toàn thể do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận và chỉ đạo tại Hội nghị

16h15 – 17h: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận và chỉ đạo Hội nghị. Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết về đồng bằng sông Cửu Long.

Phát biểu kết luận Hội nghị Thủ tướng đánh giá cao sự tham gia của các tổ chức quốc tế, các chuyên gia. Chính phủ kêu gọi các sáng kiến để cùng chung tay cùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Các bài phát biểu tại Hội nghị sẽ được nghiên cứu xây dựng chủ trương để phát triển ĐBSCL trong thời gian tới.

Thủ tướng cũng đã nêu ra 4 thách thức lớn đối với ĐBSCL: Thứ nhất, Biến đổi khí hậu, nước biển dâng ảnh hưởng đến ĐBSCL; Thứ hai, Khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn; Thứ ba, Các hoạt động kinh tế cường độ cao của con người gây nên nhiều tổn thương cho môi trường, ô nhiễm nước, không khí, sụt lún đất; Thứ tư, Chất lượng du lịch bị ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu.

Các thách thức không phải là dự báo mà là hiện hữu, phải giữ được đất nước, đặc biệt là người mới được gọi là thích ứng với thiên nhiên. Cần phát triển bền vững ĐBSCL, xây dựng nền nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp. Cùng kiến tạo phát triển bền vững, đảm bảo cuộc sống của người dân,
thay đổi tư duy phát triển, chuyển từ nông nghiệp thuần túy sang kinh tế nông nghiệp, chú trọng công nghiệp chế biến.Đặc biệt, phải tôn trọng quy luật tự nhiên, chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên.

B72I3781

Thủ tướng Chính phủ phát biểu

Chủ trương, định hướng chiến lược phát triển: Lấy mô hình lấy con người làm trung tâm, chú ý chất lượng; Khai thác sử dụng nguồn nước trên thượng nguồn nước sông Mê Kông; Xác định biến đổi khí hậu là tất yếu, phải chủ động thích nghi; Nước mặn, nước lợ là nguồn tài nguyên; Áp dụng công nghệ, kinh nghiệm mới đối phó với thiên tai; Kế thừa những giá trị nhân văn phù hợp với quy luật tự nhiên dựa vào lợi thế của ĐBSCL; Liên kết phát triển liên vùng; Mọi hoạt động đầu tư phải được điều phối thống nhất, ưu tiên các công trình thiết yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế; Chủ động cấp thoát nước ven khu vực sông Mê Kông, cùng nhau sử dụng hiệu quả nguồn nước

Các giải pháp tổng thể: Xây dựng quy hoạch tổng hợp phát triển bền vững đbscl đối với biến đổi khí hậu; Rà soát quy hoạch tổng thể ngành, địa phương, chủ động sống chung với lũ; Phấn đấu để ĐBSCL phát triển cao; Giảm khoảng cách giàu nghèo, đồng bộ; Tổ chức không gian lãnh thổ dựa trên sinh thái đất nước gắn với biến đổi khí hậu; Quy hoạch các khu đô thị, bảo tồn các hệ sinh thái; Phát triển nền nông nghiệp xanh, phát triển dịch vụ du lịch; Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phát triển vùng; Cập nhật các chiến lược, quy hoạch phát triển
Nông nghiệp thủy lợi, chọn cây trồng ít sử dụng nước, thực hiện mô hình xen canh. Chọn lựa các loại cây trồng phù hợp; Rà soát lại nguồn thủy lợi, cải cách hệ thống đê bao, bờ bao; Hạn chế tối đa làm nhiệt điện, nhất là than.; Phát triển năng lực tái tạo ở khu vực ĐBSCL. 

Về xây dựng: Xây dựng chương trình phát triển đô thị ở ĐBSCL.

GTVT: Phát triển các tuyến giao thông, chủ yếu là đường thủy ở đbscl là cần thiết.

Giáo dục: Cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực để biến ĐBSCL thành thung lũng đa chức năng,

Tài chính: nghiên cứu quỹ phát triển với nhiều nguồn lực, giải ngân có hiệu quả ít nhất 1 tỷ usd đến năm 2020 cho ĐBSCL. Đồng thời, nâng cao vai trò của tư nhân trong quá trình phát triển ĐBSCL.

Hợp tác quốc tế: Chủ động hợp tác với các nước trên cơ sở cùng có lợi. Mở rộng thị trường hàng hóa, không gian hợp tác với các quốc gia.Tăng cường đàm phán với các nước, thúc đẩy, trao đổi để đánh giá toàn diện hiệp định mê công 1995; Xây dựng cơ chế hợp tác với các quốc gia, chuyển giao công nghệ giữa các nước; Xây dựng ĐBSCL với cơ chế bền vững. nghiên cứu xây dựng chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu; Chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển ở vùng ĐBSCL.

16h05 – 16h15: Đại diện tập đoàn Vingroup trình bày tham luận. Xây dựng chiến lược để phát triển chuyên sâu nền kinh tế ở ĐBSCL. Mời những công ty tư vấn để đánh giá điều kiện tự nhiên ĐBSCL. Kêu gọi sự đầu tư của các tập đoàn trong và ngoài nước vào ĐBSCL.

15h55 – 16h05: Đại diện tập đoàn Minh Phú trình bày kiến nghị:Quy hoạch các vụ nuôi tôm, mô hình nuôi phù hợp. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi. Đầu tư các cụm chế chiến thủy sản cho ĐBSCL.

15h45 – 15h55: Đại diện IUCN trình bày tham luận. Hợp tác cùng đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam, đối tác nước ngoài để đưa ra tầm nhìn mang tính chiến lược cho vùng ĐBSCL. Xác nhận được vai trò và lợi thế của từng địa phương. Hiểu được các đặc tính của lũ, chọn cách tạo ra được nền nông nghiệp sống chung với lũ, hiểu được các biện pháp lợi ích về sinh thái. Xác định tầm nhìn mang tính toàn diện, đồng thời cần có sự kết nối giữa những từng tiểu vùng, giữa các vùng. Hạn chế sự ảnh hưởng của các đập thủy điện ở thượng nguồn. Ngân hàng thế giới và các nguồn tài chính thế giới sẽ giúp Việt Nam, qua đó các tỉnh tứ giác Long Xuyên tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ tăng cường việc sử dụng nguồn nước.

15h35 – 15h45: Đại diện tổ chức GIZ: Tình hình của ĐBSCL đang ở mức nghiêm trọng nên cần: Xây đê, kiểm tra các hệ thống đê điều, đảm bảo sự phát triển của hệ thống sinh học môi trường. Hợp tác khu vực, xây dựng kế hoạch đầu tư, cần cơ chế liên khu vực.

15h25 – 15h35: Đại diện tổ chức GIZ: Tình hình của ĐBSCL đang ở mức nghiêm trọng nên cần: Xây đê, kiểm tra các hệ thống đê điều, đảm bảo sự phát triển của hệ thống sinh học môi trường. Hợp tác khu vực, xây dựng kế hoạch đầu tư, cần cơ chế liên khu vực.

15h15 – 15h25: Giáo sư Đào Xuân Học trình bày kiến nghị: Xây dựng chiến lược sống chung với lũ, chủ động sống chung với lũ. Xây dựng hệ thống công trình kiểm soát về các điểm lũ. Xây dựng đường ven biển, công trình chống thiên tai, nước biển dâng. Chủ động vùng nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Xây dựng hệ thống năng lượng mặt trời.

15h25 – 15h35: Ông Ian Đức Thắng Nguyễn đưa ra quan điểm: Vốn tư nhân nước ngoài, ngân sách nhà nước và vốn ADA không đủ để xây dựng sơ sở hạ tầng hiện tại ở ĐBSCL, cần phải huy động nhiều nguồn vốn từ các nhà đầu tư để chính phủ có thể đẩy nhanh tiến độ các dự án. Các dự án đầu tư có khả thi sẽ giúp thu hút các vốn đầu tư nhanh chóng. Đồng thời, đẩy mạnh quá trình cấp phép, đăng kí cho các nhà đầu tư dễ dàng hơn. Các cơ hội, tiềm năng ở khu vực ĐBSCL, đảm bảo an ninh bền vững làm động lực cho sự phát triển.

15h05 – 15h15: Giáo sư Võ Tòng Xuân trình bày tham luận. Sử dụng những gì mình đang có, xây dựng những phương án đổi mới để đưa ĐBSCL bước lên tầm cao mới. Sử dụng hợp lý nguồn nước đang có. Tiết kiệm nước, tích lũy nguồn nước sử dụng khi vào mùa khô. Có chính sách khuyến khích sản xuất đa dạng theo yêu cầu của thị trường. Chính sách đối với bà con nông dân, không để người dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Khuyến khích doanh nghiệp phát triển tại địa phương ở từng vùng.

14h55 – 15h05: Giáo sư Huỳnh Thành Đạt, Đại học Quốc gia TPHCM trình bày tham luận. Cần thực hiện phương châm tự đào tạo nguồn nhân lực cho ĐBSCL. Quy hoạch mạng lưới ngành học, liên kết giữa các trường ĐH, mở thêm nhiều chi nhánh các trường ĐH lớn. Phát triển nâng cao năng lực đào tạo, phù hợp với yêu cầu của vùng. Triển khai các giải pháp phi công trình, hỗ trợ GD-ĐT. Triển khai các giải pháp khoa học công nghệ tiến tới hội nhập quốc tế. Kiến nghị cần có vai trò điều phối giữa các chương trình, khoa học công nghệ cho vùng ĐBSCL.

14h45 – 14h55: Bí thư thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân trình bày tham luận. TPHCM đối mặt 3 thách thức: nước biển dâng, thay đổi khối lượng mưa, sụt lún nền đất. ở ĐBSCL phải quy hoạch, khai thác nguồn nước hiệu quả, quy hoạch nước làm tiền đề quy hoạch các vấn đề khác. Giải pháp: Công trình và phi công trình, Trồng cây rừng, ven biển Từng địa phương cần quy hoạch chống ngập cục bộ. Cần xây dựng hệ thống đo đạc về sụt lún, nước dâng. Cần có chương trình phát triển trong canh tác Phối hợp chế biến nông sản, Cần quan tâm Quy hoạch vấn đề giao thông từng vùng.

14h35 – 14h45: Ông Lê Minh Hoan, Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp trình bày tham luận. Qua đó, khẳng định vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, triển khai các mô hình nông nghiệp thông minh. Những chính sách hỗ trợ đồng bộ ĐBSCL và định hướng đa chức năng các vùng sản xuất. Xác định đổi mới tư duy trong vấn đề khoa học kỹ thuật ở nông dân.

14h25 – 14h35: Ông Nguyễn Văn Thể, Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng trình bày tham luận. Thiếu nước nghiêm trọng, bị ô nhiễm môi trường là thực trạng đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung. Chính vì vậy, cần có cơ chế xây dựng nhà máy nước cho nhân dân. Bên cạnh đó, vấn đề An sinh của người dân cũng cần được quan tâm. Đồng thời, quy hoạch sản xuất của từng vùng cần tập trung, không còn manh mún nhỏ lẻ, điều tiết phân bổ tái cơ cấu nông nghiệp. Nguồn lực sử dụng, vốn đầu tư hạn chế và ban hành cơ chế đặc biệt trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

14h15 – 14h25: Ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau trình bày tham luận. Tác động của biến đổi khí hậu gây ô nhiễm môi trường tăng, ảnh hưởng nhiều nhất đến thủy sản. Đầu tư hạ tầng thủy lợi, phát triển tài nguyên nước, đảm bảo sản xuất. Bên cạnh đó, rà soát, cân đối tài nguyên cát, đáp ứng nhu cầu xây dựng, nguyên cứu tìm vật liệu thay thế. Đặc biệt, tỉnh sẽ đầu tư kênh đào, giảm chi phí vận chuyển.

14h00- 14h15: Ông Vương Bình Thạnh, chủ tịch UBND tỉnh An Giang trình bày tham luận. Vị trí địa lý của An Giang mang nhiều thách thức lớn, sự tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chậm nâng cấp, sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, các đập thủy điện và các công trình ngăn dòng chảy gây nhiều vấn đề nghiêm trọng cho đất, nguồn nước, đe dọa đến cuộc sống người dân. Mặc dù đối diện nhiều nguy cơ nhưng cũng là cơ hội để nhìn nhận và đánh giá theo hướng tăng tính kết nối, bền vững.

14h00: Hội nghị tiếp tục làm việc. Buổi chiều Hội nghị sẽ lắng nghe tham luận của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, Chủ tịch UBND Tp. Cần Thơ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau và bài phát biểu kết luận Hội nghị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

12h30 – 12h35: Đại sứ Nhật Bản: ĐBSCL có nhiều thách thức cần đối mặt, chính vì vậy cần phải thích ứng với biến đổi khí hậu, đối diện với những vấn đề nguy cấp, trong thời gian tới. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, Nhật Bản sẽ tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho Việt Nam để chống biến đổi khí hậu.

12h20:  Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà phát biểu cần phát triển hệ thống đô thị ĐBSCL phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của toàn vùng đồng bằng sông nước có sự liên kết với TPHCM; tạo vai trò động lực của các đô thị trong vùng; kết nối hệ thống giao thông, cấp nước sạch, phát triển nhà ở an toàn cho người dân để ĐBCL phát triển bền vững…

12h15 – 12h20: Ông Nguyễn Nhật – Thứ trưởng bộ GTVT phát biểu với tham luận Phát triển Giao thông vận tải phù hợp với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Cần tiếp tục rà soát các quy hoạch về giao thông ở ĐBSCL, cập nhật các hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn của các phương thức vận tải. Đồng thời nghiên cứu đẩy mạnh khoa học kĩ thuật phù hợp với biến đổi khí hậu. Vận động tối đa nguồn lực vào quá trình xây dựng các công trình giao thông địa phương.

12h – 12h10: Đại sứ Hà Lan trình bày tham luận. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của sự thách thức ở ĐBSCL, từ đó Chính phủ Việt Nam cần hành động để vượt qua biến đổi khí hậu. Việt Nam cần có cơ cấu, cơ chế, tài chính phù hợp và cách thức để gắn kết các hành động để cùng đưa ĐBSCL vượt qua những khó khăn, thách thức phía trước.

11h45 – 11h55: Ông Eric Sidgwick Giám đốc quốc gia ngân hàng phát triển châu Á ADB trình bày tham luận. Cần phải làm thế nào thúc đẩy quản lý nguồn nước huy động nguồn tài chính cho ĐBSCL. Huy động không chỉ ở nguồn tài chính trong nước mà còn từ thế giới, đó là chất xúc tác huy động nguồn vốn tư nhân cho ĐBSCL.  Bên cạnh đó, cần thiết lập các mối quan hệ hợp tác tư nhân để giúp ĐBCSL thích ứng với biến đổi khí hậu.

11h40 – 11h45: Đại sứ Australia trình bày tham luận. Sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến người dân trong tương lai.  Đề ra cách tiếp cận để đối mặt với những thách thức ĐBSCL. Có những cách tiếp cận riêng đối với từng vùng tại từng khu vực. Không chỉ viện trợ mà còn đầu tư cho ĐBSCL phát triển lâu dài. Hỗ trợ những kĩ thuật mới, công nghệ mới để ĐBSCL có những bước tiến mới, những thách thức đòi hỏi cần có sự hợp tác xuyên biên giới ở ĐBSCL với các quốc gia khác, nghiên cứu những ảnh hưởng của thủy điện ở đbscl để giúp đbscl tiết kiệm nguồn nước tối ưu nhất.

Đổi mới sáng tạo ở ĐBSCL đã xây dựng mối liên hệ mạnh mẽ kinh tế giữa hai bên, chuyển giao công nghệ giúp đem lại những giải pháp vi sinh tốt cho nông nghiệp.

11h35 – 11h40: Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức ông tên Christian Berger trình bày tham luận. Cần có cách tiếp cận mang tính chất toàn diện, tập trung vào nền văn hóa đa dạng, tiếp cận về tài chính cấp quốc gia cho ĐBSCL, đồng thời phát triển, xây dựng những biện pháp để hiểu rõ những rủi ro của biến đổi với khí hậu. Sử dụng tốt những dịch vụ đã được đưa ra, chống lại thiên tai, đẩy mạnh vai trò của người dân trong việc giám sát.

11h30 – 11h35: Đại diện tổ chức Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trình bày tham luận.Cần có cách tiếp cận mang tính chất toàn diện , cần có cách tiếp cận mang tính chất toàn diện, phát triển, xây dựng những biện pháp để hiểu rõ những rủi ro của biến đổi với khí hậu, sử dụng tốt những dịch vụ đã được đưa ra, chống lại thiên tai, đẩy mạnh vai trò của người dân trong việc giám sát.

11h20 – 11h30: Chương trình Hội nghị tiếp tục với phần trình bày tham luận của trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Quang Minh về vấn đề Gắn kết các mục tiêu phát triển ĐBSCL, quan tâm tối đa các khu vực hợp tác. Kêu gọi các tổ chức ngân hàng thếgiới và sự đầu tư từ các nước phát triển đối với ĐBSCL.

09h50 – 10h: Nghỉ giải lao và chụp ảnh lưu niệm.

09h42 – 09h50: Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới trình bày tham luận. Sự phát triển của ĐBSCL cần phát triển liên ngành đa vùng, xuyên biên giới, phát triển, thích ứng đòi hỏi cần có cách tiếp cận với chính phủ, địa phương.

Định hướng: Cần thống nhất phát huy các cơ chế điều phối của từng vùng. ĐBSCL cần có cơ sở dữ liệu phải được tích hợp để tiếp cận với liên vùng, giúp cung cấp hiệu quả thông tin của từng vùng. Việc phát triển cần xác lập, đầu tư phải đạt hiệu quả cao, phải cần có sự huy động nguồn lực, tạo nguồn tài chính cho dbscl,. Hướng tới các cộng đồng bị tổn thương ở ĐBSCL, các cơ chế tài chính sáng tạo giúp huy động nguồn vốn cho ĐBSCL.

09h35 – 09h42: Ông Phạm Tuấn Phan, Giám đốc điều hành Ban thư ký Ủy hội sông Mê Kong quốc tế trình bày tham luận.

Cách thức quản lý và sử dụng tài nguyên nước vẫn còn nhiều bất cập, nhận thức sâu sắc hiệp hội sông mê công, Tăng cường các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu Minh chứng trách nhiệm của ĐBSCL đối với cả nước, cập nhật chiến lược của ĐBSCL phù hợp với chiến lược phát triển khu vực. Sự xâm nhập mặn tác động đến hệ sinh thái vùng. Thúc đẩy mạnh mẽ các chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh của hiệp hội sông Mê Kông.

anh dai bieu

Các đại biểu tham dự Hội nghị

09h15 – 09h35: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường trình bày Báo cáo kết quả thảo luận về Nông nghiệp bền vững, hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai và sạt lở.

Đề xuất tiếp thu các đại biểu đánh giá góp ý, sự nhận thức đồng bộ, thống nhất trong tư tưởng.Thích ứng với kinh tế từng vùng. Chủ động phát huy những hạn chế của biến đổi khí hậu, biến nguy cơ thành thời cơ, biến bất lợi thành thuận lợi. Kiến tạo của ĐBSCL, tập trung tổng lực toàn thể nhà nước,chính quyền, chiến lược dài hạn ngắn hạn vào phát triển ĐBSCL. Khẳng định nuôi trồng thủy sản là thế mạnh, giảm thiểu tối đa việc khai thác nước ngầm ảnh hưởng đến môi trường. Quản trị chặt chẽ, quản lý chiến lược Tổ chức sản xuất phải được tiếp cận, tái cơ cấu nông nghiệp gắn liền với hợp tác kinh tế.

08h55 – 09h15: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Báo cáo kết quả thảo luận về các chủ đề Quy hoạch tích hợp, phát triển hạ tầng, và nguồn lực. Bộ trưởng Đề xuất: Tham gia có trách nhiệm của tất cả chính quyền địa phương trong vùng. Lập quy hoạch tích hợp phải thực hiện từng bước Quản lý, sử dụng nguồn nước, coi nước mặn nước lợ là tài nguyên cần khai thác hiệu quả.

bo truong ke hoach va dau tu
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Báo cáo kết quả thảo luận về các chủ đề Quy hoạch tích hợp, phát triển hạ tầng, và nguồn lực

Hạn chế khai thác nước ngầm một cách tùy tiện Nâng cao nhận thức của người dân trong tập quán canh tác. Rà soát điều chỉnh nhà máy nhiệt điện. Xây dựng cơ sở dữ liệu của vùng. Đảm bảo sự tham gia đầy đủ của người dân, doanh nghiệp trong chống biến đổi khí hậu. Huy động phân bổ nguồn lực phù hợp. Cần xác định nguồn lực và huy động nguồn lực để phát triển tài nguyên thiên nhiên, moi trường. thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước.

anh bo truongBộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội nghị – Ảnh VGP

08h35 – 08h55: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trình bày Báo cáo kết quả thảo luận về chủ đề thách thức, cơ hội và giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển cho ĐBSCL. Với sự quan tâm của đảng, nhà nước, ĐBSCL luôn tìm ra các giải pháp mang tính đột phá, giúp ĐBSCL vượt khó khăn, chuyển giao công nghệ giúp ĐBSCL phát triển ngày càng bền vững hơn.Cơ sở hạ tầng đồng bộ, đời sống vật chất người dân nâng cao hơn. Quan điểm chỉ đạo:Các nhà khoa học ngày càng Thay đổi nhận thức ĐBSCL như một thể thống nhất, vùng kinh tế trọng điểm Lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, quản lý chặt chẽ tài nguyên, chuyển đổi mô hình sinh thái phù hợp với môi trường tài nguyên có tầm nhìn dài hạn, yêu thiên nhiên, chống biến đổi khí hậu.

08h20 – 08h35: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc và chỉ đạo. 

anh thu tuong
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc và chỉ đạo tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chân thành cảm ơn và nhiệt liệt chào mừng các tổ chức, cá nhân và lãnh đạo các bộ ngành, đặc biệt là các chuyên gia nổi tiếng trong nước và nước ngoài, các diễn giả quốc tế từ nơi xa xôi đã về dự hội nghị.

Đánh giá cao các hội nghị chuyên đề đã diễn ra trong ngày 26/9, các đại biểu đã thảo luận thẳng thắn, góp ý nhiều ý kiến rất cơ bản cho sự phát triển ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn ra gay gắt.

Cho biết từ chuyến đi khảo sát ở Hà Lan trước đây và ngày hôm qua trực tiếp đi khảo sát ĐBSCL ông đã thấy được tầm quan trọng của các giải pháp công trình, phi công trình, cũng như vai trò quan trọng của người dân và chính quyền cơ sở trong ứng phó với biến đổi khí hậu…

hoi nghi

08h – 08h20: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng giới thiệu đại biểu, mục đích và chương trình làm việc Hội nghị.
ha

08h00 – 08h10: Trình chiếu video về Đồng bằng sông Cửu Long do Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ thực hiện.

Trong thời gian Hội nghị sẽ diễn ra 3 phiên thảo luận chuyên đề bàn sâu về các vấn đềnhư:

Phiên 1: Tổng quan, thách thức, cơ hội và giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển cho ĐBSCL do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì.

Phiên 2: Quy hoạch tổng thể phát triển vùng ĐBSCL, huy động điều phối nguồn lực cho phát triển vùng ĐBSCL do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì.

Phiên 3: Thảo luận về nông nghiệp bền vững, hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai và sạt lở do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì.

Oanh Lê – Phương Quyên

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trực tiếp: Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu