Vụ chặt hạ 1.300 cây xanh, chỉ cứu những cây nên cứu?

Thắng Nam|08/06/2017 02:19
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Để phục vụ thi công mở rộng đường Phạm Văn Đồng thuộc Vành đai 3 (đoạn Mai Dịch đến cầu Thăng Long), ngoài việc giải tỏa công trình nhà, công trình hạ tầng dọc tuyến thì trên tuyến đường này có một số lượng cây xanh đáng kể cần phải tính toán, xử lý phục vụ công tác triển khai làm đường.

(Moitruong.net.vn) – Liên quan đến dự án chặt 1.300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng để mở rộng đường mà dư luận rất quan tâm thời gian qua, các chuyên gia cho rằng, phải cân nhắc kỹ lưỡng việc chặt cây, “cứu” cây và trồng cây mới.

cay-xanh

Theo phương án mà đơn vị TEDI tư vấn, Hà Nội thống nhất dịch chuyển, giải tỏa và cắt tỉa cây xanh trên tuyến với tổng số 1.315 cây, trong đó: Giữ nguyên vị trí 142 cây (các chủng loại xà cừ, sấu, phượng, hoa sữa, bằng lăng); dịch chuyển 158 cây (gồm các chủng loại: Xà cừ, sấu, hoa sữa, bằng lăng, phượng, muồng, đa, lộc vừng, chẹo, si, lát, sưa, xoài, móng bò); Cây xanh phải giải tỏa, chặt hạ bất khả kháng là 1.015 cây (xà cừ, bàng, cau vua, keo, trứng cá, xoan, bạch đàn, vông gai, cau ta, nhãn, sung, dướng, muỗm).

Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng nêu quan điểm rằng sẽ ưu tiên đánh chuyển những cây tái sử dụng được thân thẳng, tán đẹp di chuyển về khu 6,5ha Vành đai 3 và công viên Yên Sở sau đó tái sử dụng.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Tiến Hiệp – Trung tâm Bảo tồn thực vật Việt Nam nêu ý kiến rằng phương án bảo tồn một phần cây xanh ở đường Phạm Văn Đồng bằng cách đánh bốc đưa về khu 6,5ha Vành đai 3 và công viên Yên Sở sau đó tái sử dụng  chưa ổn. Ở độ tuổi 5-7 tuổi, những cây xà cừ này rất khó  thích nghi được ở nơi khác. Theo ông cần xem xét cụ thể việc quy hoạch, nếu đúng thì phải chặt còn cây nào đáng cứu được thì cứu, giữ được cây nào là quý cây đó.

Thắng Nam


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vụ chặt hạ 1.300 cây xanh, chỉ cứu những cây nên cứu?