Xây dựng Vĩnh Phúc trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương: Cần một quy hoạch khoa học xứng tầm

NPV|21/02/2017 09:18
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) –

Từ xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông, tổng thu ngân sách dưới 101 tỷ đồng, cơ sở hạ tầng cho công nghiệp hầu như chưa có… tròn 20 năm sau ngày tái lập, kinh tế Vĩnh Phúc đã bứt phá, có tên trên “bản đồ” kinh tế Việt Nam nhờ những quyết sách đúng đắn cùng sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

16832741_947011468769590_470306771_o

Vĩnh Phúc trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương

UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quyết định số Số: 2358/QĐ-UBND, ngày20/9 2012 do ông Hà Hòa Bình – Phó chủ tịch UBND tỉnh ký về việc Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030.

 Cụ thể giai đoạn 2012 – 2015: Tỉnh Vĩnh Phúc gồm thành phố Vĩnh Yên là đô thị loại II; thành phố Phúc Yên là đô thị loại III và 07 huyện Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch và Sông Lô;

Thành lập một số phường và thành lập mới các thị trấn là đô thị loại V theo nhu cầu phát triển. Đẩy mạnh phát triển các khu dân cư nông thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới.

 Để phù hợp với tình hình phát triển mới của tỉnh, UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành quyết định về việc Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030. Giai đoạn 2016 – 2020:

Tỉnh Vĩnh Phúc gồm: Thành phố Vĩnh Yên là đô thị loại II; thành phố Phúc Yên là đô thị loại III; thị xã Vĩnh Tường là đô thị loại IV; thị xã Bình Xuyên là đô thị loại IV và 05 huyện Yên Lạc, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch và Sông Lô;

Giai đoạn 2016-2020, đầu tư xây dựng đô thị Vĩnh Phúc gồm 16 đô thị đạt khoảng 70% so với các chỉ tiêu của đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Trong đó, thành phố Vĩnh Yên là đô thị loại I thuộc tỉnh; thị xã Phúc Yên là đô thị loại II và trở thành thành phố Phúc Yên thuộc tỉnh; Bình Xuyên đạt tiêu chuẩn là đô thị loại IV; 06 thị trấn hiện có, gồm: Hợp Hòa, Yên Lạc, Thổ Tang, Hương Canh, Gia Khánh và Thanh Lãng là đô thị loại V và 08 thị trấn: Hợp Châu, Tam Hồng, Tân Tiến, Hợp Thịnh, Kim Long, Quất Lưu, Bá Hiến và Đạo Đức thành lập mới.

Giai đoạn 2021-2025, xây dựng đô thị Vĩnh Phúc gồm 10 đô thị đạt khoảng 75% so với các chỉ tiêu của đô thị loại I thuộc tỉnh. Trong đó: Thành phố Vĩnh Yên là đô thị loại I, tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị đối với các tiêu chí còn thiếu); Thành Phố Phúc Yên là đô thị loại II; Bình Xuyên là đô thị loại IV phấn đấu thành lập thị xã Bình Xuyên; đô thị Vĩnh Tường (trong đó có Thổ Tang, Tân Tiến) là đô thị loại IV; đô thị Hợp Châu là đô thị loại IV; đô thị Tam Hồng là đô thị loại IV; 04 thị trấn hiện có gồm: Hợp Hòa, Yên Lạc, Hợp Thịnh và Kim Long là đô thị loại V.

Giai đoạn 2026-2030, xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đạt khoảng 80% so với các chỉ tiêu của đô thị loại I thuộc tỉnh, làm cơ sở để thành lập đô thị Vĩnh Phúc. Xây dựng đô thị Vĩnh Phúc thành Thành phố Vĩnh Phúc trên cơ sở thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên, thị xã mới Bình Xuyên và các xã còn lại thuộc các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Đảo theo Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đã được duyệt, làm tiền đề xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc thành Thành phố trực thuộc Trung ương.

Tuy nhiên,  theo phán ánh của người dân tỉnh Vĩnh Phúc đến Moitruong.net.vn việc quy hoạch xây dựng đô thị tỉnh Vĩnh Phúc gặp rất nhiều bất cập. Ví dụ như TTTM trưng bày sản phẩm Vật liệu xây dựng của Công ty Kết Hiền(Ngã tư dốc Láp – phường Liên Bảo). Tại đây, theo quan sát của PV, TTTM Kết Hiền nằm án ngữ tại ngã tư dốc Láp được xây như một lâu đài nhiều tầng, nếu đi dọc theo quốc lộ 2 từ Hà Nội về công trình nằm bên tại phải. Nếu tham gia giao thông rẽ váo đường Trần Phú các phương tiện sẽ rất khó quan sát ảnh hưởng đến người tham gia giao thông. Ngoài ra người dân tỉnh Vĩnh Phúc còn thắc mắc. Trong giấy phép xây dựng sở Xây Dựng Vĩnh Phúc cho TTTM Kết Hiền là “trưng bày sản phẩm vật liệu xây dựng” nhưng trên thực thế hiện nay ở tầng 1 của TT TM đang trừng bày, bán các sản phẩm không đúng theo quy định.

16880740_947011462102924_1730902358_o

TT TM Kết Hiền trưng bày vật liệu xây dựng

Chắc cũng vì lý do mất mỹ quan đô thị, 14/10/2014 Thường trực Tỉnh ủy đã ra thống báo 1568/TB-TU về việc đồng ý chủ trương điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 dự án khu nhà ở xã hội phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên từ nhà cao tầng sang nhà thấp tầng liền kề(trước đó đã đồng ý cho chủ đầu tư xây nhà ở cao tầng) giao cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc  chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện hiệu quả. Qua đó UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản 6616/UBND-CN1 giao cho sở Xây dựng trên cơ sở ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy hướng dẫn chủ dự án(Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn) thực hiện điều chỉnh dự án nhà ở xã hội từ nhà ở cao tầng xuống thấp tầng, trình các cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt theo quy định hiện hành của Pháp luật.

Sở Xây dựng Vĩnh Phúc đã thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đồng ý cho Công ty CP Tập Đoàn Phúc Sơn thực hiện dự án nhà ở xã hội thấp tầng đến nay đã gần hoàn thành dự án, nhiều hộ gia đình đã vào ở. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc quy hoạch nhà ở tại vị trí “đắc địa” trung tâm thành phố như vậy là không phù hợp với quy hoạch tầm nhiền đến năm 2030, tỉnh Vĩnh Phúc trở thành đô thị loại I.

Ông Nguyễn Văn N – Từng làm tại Viện kiến trúc tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Tại khu đất vàng của Thành phố Vĩnh Yên nên xây các TT TM kèm nhà ở cao cấp như vậy mới xứng tầm với khu đất, những nhà ở thấp tầng như hiện tại chỉ 5-10 năm sau xuống cấp thì nhìn khu đó sẽ ra sao?

Các nước tiên tiến hoặc các Thành phố hiện đại của Việt Nam thì các khu nhà ở xã hội họ sẽ quy hoạch ra ngoại thành nó vừa phù hợp với quy hoạch, vừa phù hợp với kinh tế của người mua… Ông Nguyễn Văn N cho biết thêm.

15943159_918501048287299_362858423_o

Khu nhà ở xã hội thấp tầng của chủ đầu tư Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn chỉ cần 5 -10 năm nữa là xuống cấp, lỗi thời

Theo TS Phạm Sỹ Liêm – Phó Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết: Việc chủ đầu tư chuyển đổi từ nhà ở cao tầng sang nhà ở thấp tầng có rất nhiều lý do. Một là phù hợp với quy hoạch của địa phương đó. Hai là khi làm nhà ở cao tầng đòi hỏi nhiều vật liệu hơn, cao cấp hơn. Ví dụ: Nhà ở cao tầng phát sinh thêm thang máy, hệ thống bơm nước phải mạnh mới đảm bảo cấp nước… như vậy sẽ rất tốn kém. Vì vậy nhà đầu tư sẽ chọn xây nhà thấp tầng.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc rất nhiều doanh nghiệp thuê đất 49 năm để xây dựng nhà xưởng sản xuất. Tuy nhiên, các đơn vị doanh nghiệp này đã xây dựng trụ sở công ty hàng trăm m2 để làm nhà ở, hay họ xây  biệt thư trên đó.

Moitruong.net.vn sẽ tiếp tục thông tin để bạn đọc biết những công trình trên có phù hợp quy hoạch đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Vĩnh Phúc hay không.

NPV


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng Vĩnh Phúc trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương: Cần một quy hoạch khoa học xứng tầm