An Giang: Người dân “mót” từng giọt nước dưới nắng nóng mang về dùng

An Nhiên (T/h)|03/05/2019 05:32
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Hàng trăm hộ dân vùng Bảy Núi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) phải phơi mình dưới cái nắng 37 – 38 độ C để “mót” từng giọt nước mang về dùng.

Tại vùng Bảy Núi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) đang bước vào cao điểm nắng nóng, nhiệt độ có lúc lên 37 – 38oC, mỗi ngày có hàng trăm người đi “mót” từng giọt nước ở các giếng đem về phục vụ cho gia đình hay đi bán lại cho các hộ khác.

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chạy dọc theo các tuyến đường về các xã ở vùng Bảy Núi có rất nhiều giếng nước công cộng nhưng đa phần các giếng khô trơ đáy

Người dân phải phơi mình dưới trời nắng gay gắt, giữa cánh đồng khô cằn “mót” từng giọt nước

Nhưng để có nguồn nước cho sinh hoạt, nhiều người dân ở vùng Bảy Núi, đặc biệt là người Kh’mer phải đi hàng cây số ra các giếng nhỏ nằm trơ trọi giữa cánh đồng khô và đứng xếp hàng dưới cái nắng gay gắt đợi hàng giờ đồng hồ chờ đến lượt “mót” từng giọt nước mang về dùng hoặc bán lại từng can nước cho các hộ khác

Chị Néang Đúc ở ngụ ấp Phước Lộc, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn cho biết, trời bắt đầu nóng và đồng ruộng khô hạn, ngày nào tôi cũng ra các giếng tự đào của người dân nằm giữa đồng ruộng, có độ sâu khoảng 1,5m, chỉ đủ chỗ cho một người ngồi đợi nước rịn ra từng giọt rồi múc từng ca đổ vào can mang về sử dụng cho gia đình

Ngoài việc lấy nước về phục vụ cho gia đình, Chị Néang Đúc còn tranh thủ canh ở các giếng nước để lấy từng can nước đem đi bán lại cho những gia đình trong phum sóc cũng kiếm được từ 70.000 – 80.000 đồng/ngày

Người dân ở đây cho biết, để lấy đầy một can nước 20 lít phải mất khoảng 30 – 45 phút. Giá bán 1 can 20 lít nước từ 10.000 -15.000 đồng tùy vào đường xa gần. Còn xe thùng loại lớn có thể chở nước từ 105 – 200 lít nước, bán giá 30.000 đồng/chuyến

Buổi sáng không đi học, em Chau Đa Rách (học lớp 7) tranh thủ phụ giúp mẹ đi lấy nước về sử dụng và bán lại cho bà con trong phum sóc. Lợi thế thể hình nhỏ giúp em dễ dàng chen xuống giếng để múc từng ca nước cho vào xô mang lên trên

Còn chị Néang Sa (ngụ ấp Phước Lộc, xã Ô Lâm, mẹ của Chau Đa Rách) cho biết: nhờ cái giếng nhỏ này bà con có nước uống, riêng gia đình chị có thêm thu nhập vào mùa khô

An Nhiên (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
An Giang: Người dân “mót” từng giọt nước dưới nắng nóng mang về dùng