Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão trên biển Đông

06/09/2017 02:55
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Vị trí và hướng di chuyển của bão

(Moitruong.net.vn) – Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương dự báo, sáng nay (6/9), áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão và có tên quốc tế là Guchol.

Hồi 7 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 120,3 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-Dông (Philippin) khoảng 200km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 – 75km/giờ), giật cấp 10.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 7 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 23,1 độ Vĩ Bắc; 117,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 – 75km/giờ), giật cấp 10.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Guchol, vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh dần lên cấp 6 – 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10; biển động mạnh. Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 6 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 19,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 117,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km đi vào đất liền tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 7 giờ ngày 8/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 25,6 độ Vĩ Bắc; 116,5 độ Kinh Đông, trên đất liền tỉnh Phúc Kiến. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40 – 50km/giờ), giật cấp 7.

TTKTTV

Bài liên quan
  • Bão Megan đổ bộ vào miền Bắc Australia, hàng trăm người mắc kẹt
    Cơn bão nhiệt đới Megan bất ngờ đổ bộ vào miền Bắc Australia khiến các cuộc sơ tán trên không khỏi các thị trấn lân cận do Lực lượng Phòng vệ Australia (ADF) dẫn đầu bị đình chỉ. Khoảng 700 người vẫn còn đang bị mắc kẹt trong khu vực gần cơn lốc xoáy trong tình trạng mất điện.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão trên biển Đông