Australia: Phát hiện hóa thạch khủng long cổ dài sống vào khoảng 96 triệu năm trước

Ngọc Linh (t/h)|07/10/2019 13:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Bộ xương hóa thạch 96 triệu năm tuổi của một loài thằn lằn bay vừa được phát hiện tại một khu vực hẻo lánh thuộc bang Queensland của Australia.

Tại Sydney, các nhà nghiên cứu và khảo cổ Australia đã tìm được hóa thạch của một loài thằn lằn bay mới thuộc dòng Pterizard sinh sống vào khoảng 96 triệu năm trước.

Xương của loài khủng long mới này được tìm thấy sau một cuộc khai quật kéo dài khoảng 2 tuần tại một khu vực hẻo lánh thuộc bang Queensland của Australia.

Hóa thạch mới được phát hiện vẫn còn trong tình trạng tốt với năm phần đốt sống, tám xương chi, một phần lớn của xương hàm và hộp sọ cùng với 40 mảnh răng.

Nhà cổ sinh vật học Adele Pentland, từ Đại học Công nghệ Swinburne ở Victoria cho biết với cấu tạo cơ thể, nó thực sự là một trong những loài săn mồi trên không “đỉnh” nhất.

Pentland đã giúp tổng hợp lại các phát hiện ở khu trang trại và đăng tải thông tin lên một tạp chí khoa học. Pentland nói loài bò sát có cánh này từng sống ở Winton cách đây 96 triệu năm. “96 triệu năm trước, khu vực này toàn là rừng lá kim với vùng đồng bằng ngập lụt và có các mạng lưới sông ngòi”.

“Khu rừng cũng là nơi sinh sống của khủng long cổ dài, khủng long ăn thịt và nhiều loài khủng long khác”, Pentland nói. Đáng chú ý, khủng long bạo chúa Tyrannoaurus cũng từng sống ở đây.

Hiện có khoảng 15 hóa thạch khủng long cổ dài được tìm thấy ở Úc. Trong phát hiện mới nhất, các nhà khoa học tìm thấy 30 chiếc xương hóa thạch của loài “rồng sắt”.

Loài thằn lằn bay này là một trong những loài săn mồi trên không đỉnh nhất

Một lý do khác khiến hóa thạch của loài này khó thu thập là vì chúng thường xuyên sống trên không trung, bay qua các đại dương và nhiều khả năng chết ngay trong khi đang bay.

Sau khi chết, xác của chúng sẽ rơi xuống biển và bị nhiều loài vật khác ăn thịt.

Kết quả nghiên cứu dựa trên hóa thạch của chúng cho thấy loài này sống muộn hơn tới 10 triệu năm so với những loài khác cùng họ.

Biệt danh được đặt nhằm vinh danh cựu thị trưởng thị trấn Winton, nơi phát hiện ra những dấu vết đầu tiên của loài này, ông Graham Butch Lenton.

Loài thằn lằn bay này có bộ hàm dài với đầy những răng sắc nhọn giúp chúng giết chết con mồi một cách dễ dàng. Thức ăn của chúng chủ yếu là cá và các loài sinh vật biển khác.

Hóa thạch của loài này được phát hiện và khai quật bởi một người nông dân ở Winton, Queensland. Chúng được cho là một trong những loài thằn lằn bay đáng gờm nhất tại lục địa này.

Loài này được đặt tên là Ferrodraco lentoni, tiếng Latin nghĩa là “rồng sắt” bởi hóa thạch của nó được bảo quản trong đá sắt.

Pterizard là loài khủng long độc lập nhất được biết đến khi chúng có thể tự săn mồi và biết bay ngay khi mới chào đời.

Hóa thạch của loài này mới chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc, Argentina, Anh và thường chỉ là các mẩu nhỏ mà không phải là một hóa thạch hoàn chỉnh.

Ngọc Linh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Australia: Phát hiện hóa thạch khủng long cổ dài sống vào khoảng 96 triệu năm trước