Bài 1: Nan giải vấn đề quản lý và xử lý chất thải y tế tại Bệnh viện

30/11/2016 10:21
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn Khởi đăng loạt bài, Thanh Hóa:“Chất thải y tế từ Phòng khám đến Bệnh viện… Một vòng tròn ô nhiễm”

(Moitruong.net.vn) – Tuy đã được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa các hạng mục xử lý chất thải y tế một cách bài bản, chất lượng. Thế nhưng, những năm qua thực trạng môi trường y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn đang là vấn đề hết sức nan giải. Điển hình như việc quá tải lượng chất thải y tế, khâu xử lý nước thải chưa được thực hiện đúng quy trình đã khiến 60ha đất ruộng của người dân phường Quảng Thịnh (TP.Thanh Hóa) bị bỏ hoang do ô nhiễm nguồn nước… 

T lò đt x khói gây ô nhim..

Chất thải y tế đang là vấn đề “nóng” mà hiện nay các nhà chức trách địa phương nói riêng và cả nước nói chung đang rất khó khăn trong công tác quản lý và xử lý. Tỉnh Thanh Hóa hiện nay là một trong những địa bàn có lượng bệnh nhân lớn nhất khu vực miền Trung.Các bênh viện, phòng khám trong tỉnh, mỗi ngày phát sinh khoảng 7,372 tấn chất thải y tế, trong đó có khoảng 1,452 tấn chất thải nguy hại. Hầu hết các bệnh viện đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế, trong đó các dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế đến năm 2015 trị giá 149.272 triệu đồng bằng nguồn vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường của Trung ương và tỉnh. 

Untitled-14

Ống khói đen kịt gây mùi khó chịu tại lò đốt chất thải rắn ở BV Nhi Thanh Hóa

Tuy nhiên lâu nay, một phần do số lượng bệnh nhân quá đông dẫn tới tình trạng quá tải, một phần do công tác quản lý chưa thực sự tốt dẫn đến quy trình xử lý rác thải y tếở nhiều bệnh viện chưa được thực hiện theo đúng theo quy định. Theo khảo sát của PV, tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, tình trạng xử lý chất thải rắn đang gặp nhiều bất cập. Do số lượng bệnh nhi gia tăng đột biến nên dẫn tới tình trạng quá tải tại Bệnh viện. Việc này dẫn đến hệ thống lò đốt hoạt động thường xuyên.Qua khảo sát cho thấy không kể ngày hay đêm, hệ thống lò đốt chất thải rắn tại BV Nhi liên tục hoạt động. Trong quá trình đốt chất thải rắn tại BV đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hàng trăm hộ dân phía sau lò đốt, mùi hôi, khét, khó thở… là những gì người dân nơi đây đang hứng chịu.

Untitled-12

Một túi đựng bơm kim tiêm đã qua sử dụng vứt ngổn ngang dưới chân cầu thang tại BV Đa khoa Tâm Đức

Ông Nguyễn Văn Hạnh (một người dân sống phía sau khu vực lò đốt) chia sẻ: “Vẫn biết BV được đầu tư lò đốt hiện đại, nhưng không hiểu sao phía BV không đốt theo một kế hoạch cụ thể về giờ giấc, gần như ngày hai buổi là chúng tôi lại thấy BV đốt lò. Khi đốt lò lên thì khói đen bay nghi ngút, theo chiều gió lùa vào nhà dân với mùi khét rất khó chịu. Do đây là chất thải rắn nên tôi nghĩ cần đầu tư lò đốt cách xa khu dân cư, hoặc xây dựng hệ thống đốt không khói như BV Đa Khoa thì tốt hơn rất nhiều…”

Trao đổi với PV, ông Lê Văn Tráng – BSCK II, PGĐ bệnh viện Nhi Thanh Hóa, chia sẻ: “Những năm qua, việc xử lý chất thải rắn tại BV chủ yếu qua lò đốt theo công nghệ của Anh, khi xử lý thì BV có kế hoạch cụ thể, mỗi ngày trung bình đốt khoảng 60 – 70kg. Việc quá tải thì đôi lúc cũng có và đã nhận được kiến nghị từ phía người dân. Trước thực trạng đó, phía BV đã thường xuyên đẩy mạnh công tác kiểm tra, tập huấn cho cán bộ y tế về việc phân loại, thu gom và xử lý theo đúng quy trình.  Hiện BV đang đầu tư nâng cấp khu xử lý chất thải (chủ yếu chất thải rắn) với tổng mức đầu tư khoảng 25 tỷ đồng, dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2016.

Untitled-13

Nhiều ống truyền được tập kết lẫn lộn với rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường

Tiếp tục công tác khảo sát thực tế tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Đức (một BV Đa khoa Tư nhân tại Huyện Nông Cống), PV phát hiện thấy nhiều bất cập trong khâu xử lý chất thải y tế. Trong quá trình thực tế tại BV cho thấy, việc thu gom chất thải rắn tại đây vẫn còn khá sơ sài. Tuy phía BV đã sắm các thùng đựng rác thải rõ ràng nhưng vẫn còn tình trạng nhiều ống truyền dịch vứt vương vãi thành từng đống lớn ngay cạnh khu tập kết rác thải sinh hoạt. Không chỉ thế, trong quá trình khảo sát, PV còn phát hiện thấy một sốống truyền vứt dọc lan can vỉa hè, một túi đựng bơm kim tiêm đã qua sử dụng nằm rìa chân cầu thang… Qua tìm hiểu, được biết những chai lọ truyền thủy tinh được phía BV chủ yếu ký kết với một công ty tư nhân đến thu gom về để tái chế. Thế nhưng, do trong quá trình thu gom và phân loại, phía BV đa khoa Tâm Đức được thực hiện khá sơ sài nên dẫn đến tình trạng đáng nói trên.Việc làm này không chỉ gây ảnh hưởng đến mỹ quan BV, mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm và trà trộn chất thải y tế với chất thải sinh hoạt để tuồn ra ngoài tiêu thụ.

Đến xả thải nước thải làm 60ha đồng rung b hoang

Không riêng gì Bệnh viện Nhi, mà hiện nay hầu hết các BV tuyến huyện đều mắc phải tình trạng nói trên.Bên cạnh đó, điều đáng nói hơn hết là hệ thống xử lý chất thải lỏng từ các BV. Trên địa bàn TP. Thanh Hóa hiện nay có 6 BV lớn nằm tập trung: BV Đa khoa, Nhi, Mắt, Tâm thần, Phụ Sản, Lao phổi. Với công suất hoạt động như hiện nay thì tình trạng quá tải chất thải là điều xảy ra thường xuyên tại các BV. Chỉ riêng BV Đa khoa Thanh Hóa, bình quân mỗi ngày phía BV xử lý khoảng từ 300 – 400 khối chất lỏng.

Nguồn nước thải từ bệnh viện phần lớn là nước thải thông thường từ nhà vệ sinh, khu vực rửa dụng cụ, nhà ăn, nước thải từ phẫu thuật, điều trị, khám, chữa bệnh, xét nghiệm, giặt giũ, vệ sinh của người bệnh, nhân viên y tế…bên cạnh đó tuy chiếm một phần nhỏ nhưng nước thải từ hoạt động in chụp X-quang, các chất phóng xạ lỏng và bệnh phẩm là phần nước thải nguy hại chứa rất nhiều chất độc hại, nồng độ kháng sinh và các vi khuẩn gây bệnh cao. Nếu không được xử lý triệt để khi thải ra môi trường sẽ làm mất cân bằng hệsinh thái trong nguồn nước và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, tạo nên nguy cơ ô nhiễm, lây lan dịch bệnh cho cộng đồng.

Mặc dù, các bệnh viện trên đều được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, nhưng không hiểu sao nước thải của các bệnh viện này thải ra vẫn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đã làm cho 60ha đồng ruộng của người dân phường Quảng Thịnh (TP.Thanh Hóa) bị bỏ hoang không canh tác được.

Bà Nguyễn Thị Hương (trú thôn Trường sơn, P. Quảng Thịnh) chia sẻ: “Đã mấy năm qua, người dân chúng tôi không thể trồng được bất kỳ loại cây màu nào. Nhà tôi gần một sào ruộng cũng đành bỏ hoang vì nước ở đây ô nhiễm lắm, cứ trồng được thời gian thì lại chết nên dân chúng tôi chẳng muốn trồng nữa…”

Theo ông Đỗ Khắc Lâm – trưởng thôn Trường Sơn cho biết: “Hiện tượng này xảy ra đã nhiều năm nay nhưng vẫn không có cách giải quyết. Hầu hết các hộ dân tại đây đành bỏ ruộng vì không thể canh tác được nữa, nước thải sinh hoạt kèm nước thải từ các Bệnh viện đổ ra khiến môi trường bịảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều lần chúng tôi cũng kiến nghị đến các cấp chính quyền địa phương nhưng đến nay vẫn thế…”

Tại kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Thanh Hóa, Sở TN&MT Thanh Hóa chỉ rõ, gần 60 ha đất nông nghiệp của xã Quảng Thịnh ô nhiễm nặng do nước thải từ các bệnh viện Nhi, Đa khoa, Phụ Sản, Da liễu, Mắt, và Tâm thần gây ra.Nguyên nhân do các bệnh viện này được xây dựng từ những năm 60, 70 của thế kỷ 20. Hệ thống kỹ thuật thu gom và xử lý nước thải xuống cấp, không hoạt động. Do đó, nước thải y tế từ các bệnh viện chảy trực tiếp ra cánh đồng xã Quảng Thịnh. Bên cạnh đó, theo Sở TN&MT Thanh Hóa, nguyên nhân chủ quan là do các bệnh viện này đang quá tải.

Theo tìm hiểu của Pv, được biết kết quả phân tích chất lượng nước thải từ các bệnh viện ra môi trường từ năm 2012-2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy, còn nhiều chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Đơn cử như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chỉ tiêu TSS vượt 2,64 lần, COD vượt 2,58 lần, BOD5 vượt 2,77 lần, Coliforms vượt 7,1 lần; Bệnh viện Nhi, TSS vượt 1,4 lần, COD vượt 2,64 lần, BOD5 vượt 1,69 lần, Coliforms vượt 1,56 lần; Bệnh viện Mắt, chỉ tiêu TSS vượt 2,02 lần, COD vượt 1,82 lần, BOD5 vượt 2,49 lần, Coliforms vượt 13,92 lần…

Ô nhiễm môi trường do các bệnh viện trên xả thải đã đến mức báo động, để chấn chỉnh tình trạng trên, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Yên cầu các bệnh viện phải thực hiện đúng, đủ các quy định về việc xử lý chất thải, bảo đảm vệ sinh môi trường, để môi trường ngày một xanh – sạch – đẹp hơn nữa.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc kỳ tiếp theo, Bài 2: Những bất cập trong quản lý rác thải tại Phòng khám tư nhân

Thanh Tùng


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bài 1: Nan giải vấn đề quản lý và xử lý chất thải y tế tại Bệnh viện