Bật mí những sự kiện thiên văn siêu ấn tượng trong năm 2018

Linh Lê (T/h)|05/01/2018 02:05
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Bạn là một tín đồ đam mê thiên văn học, hãy “bỏ túi” ngay những sự kiện thiên văn học siêu ấn tượng trong năm 2018.

1. Ngày 31/1 – Siêu Nguyệt thực

Nguyệt thực toàn phần, hay còn gọi là siêu nguyệt thực là hiện tượng thiên văn hiếm gặp, thường chỉ lặp lại trong chu kì từ 10 – 12 năm trong cùng khu vực. Hiện tượng này sẽ xảy ra vào ngày 31/1 và là sự kiện thiên văn đặc biệt nhất năm 2018. Đặc biệt hơn cả, lần nguyệt thực toàn phần này trùng vào thời điểm Mặt Trăng đi qua điểm cận địa (tức dịp siêu Trăng). Do đó, Mặt Trăng trông sẽ to và rõ hơn những lần quan sát thông thường một chút.

Việt Nam (cùng với những nước như New Zealand, Úc, Indonesia, Hawaii, Nhật Bản và Philippines) cũng nằm trong khu vực có thể theo dõi trọn vẹn hiện tượng này. Dự báo, siêu nguyệt thực sẽ bắt đầu từ khoảng 8 giờ tối với tổng thời gian cả pha là 5 giờ 17 phút 12 giây. Phần cực đại của pha toàn phần là vào lúc 20 giờ 31 theo giờ Việt Nam.

2. Ngày 7 – 8/3 – Khi các hành tinh xếp hàng

Đầu tháng 3, sao Mộc, sao Thổ và sao Hỏa sẽ di chuyển và đứng thành một hàng trên bầu trời. Mặt trăng cũng đứng ở giữa sao Mộc và sao Hỏa. Hiện tượng này là khoảnh khắc trùng khớp thú vị nhưng có vẻ sẽ rất khó để bạn có thể theo dõi được.

3. Ngày 15/7 – Chị Hằng gặp Vệ nữ

Khi Mặt trăng và sao Kim sẽ tiến đến rất gần nhau trên bầu trời phía Tây Nam lúc hoàng hôn. Khu vực Bắc Mỹ sẽ là nơi lý tưởng nhất để quan sát “cuộc gặp gỡ” giữa chị Hằng và thần Vệ nữ khi cả hai chỉ cách nhau khoảng 1,6 độ.

4. Ngày 28/7 – Nguyệt thực toàn phần, Sao Hỏa đạt cực đại 

Đây là lần thứ hai trong năm diễn ra nguyệt thực toàn phần, và cũng là ngày mà Mặt trăng ở xa Trái đất nhất. Sự kiện sẽ diễn ra khoảng nửa ngày, bắt đầu từ khoảng 2 giờ sáng ngày 28/7 tại Việt Nam.

Không chỉ là ngày có siêu nguyệt thực, 28/7 còn là lúc mà Mặt trăng ở xa Trái đất nhất và sao Hỏa đạt kích cỡ cực đại trên bầu trời.

5. Ngày 11/8 – Nhật thực bán phần 

Vào lúc bình minh của ngày 11/8, nhật thực bán phần sẽ xuất hiện. Nhưng rất tiếc tại Việt Nam không thể chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn này.

6. Ngày 13 – 14/8 – Mưa sao băng Perseid

Được xem là cơn mưa sao băng lớn diễn ra hàng năm, mưa sao băng Perseid thường đạt tần suất 60 vệt/giờ. Sự kiện này sẽ diễn ra vào đêm 13, rạng sáng 14, bắt đầu từ lúc 23 giờ theo giờ Việt Nam.

7. Ngày 12/12 – Sao Chổi xuất hiện

Ngày 12/12 sẽ là thời điểm sao chổi 46P/ Wirtanen tiến gần tới Mặt trời. 4 ngày sau, nó sẽ tiếp cận Trái đất với khoảng cách 11 triệu km. Sau đó, nó rời khỏi Thái dương hệ. Được biết, 46P/ Wirtanen sẽ là ngôi sao chổi sáng nhất trong khoảng 5 năm trở lại đây.

 Linh Lê (T/h)

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bật mí những sự kiện thiên văn siêu ấn tượng trong năm 2018