Bình Định: Phát hiện và điều trị một bệnh nhân nữ nhiễm vi khuẩn Whitmore

Ngọc Linh (t/h)|08/10/2019 04:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định – Phần Mở rộng vừa tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei, còn gọi là vi khuẩn Whitmore (hay bệnh melioidosis).

Ngày 7/10, một lãnh đạo Sở Y tế Bình Định xác nhận Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định – Phần Mở rộng đang điều trị cho một bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei, còn gọi là vi khuẩn Whitmore (hay bệnh melioidosis).

Nữ bệnh nhân N.T.N. (29 tuổi; ở Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) có tiền sử đái tháo đường týp 1, được phát hiện và điều trị cách đây 1 năm.

Trước khi nhập viện, bệnh nhân có các triệu chứng như: sưng đau, nóng, đỏ vùng cổ trái, kèm theo sốt, ớn lạnh, mệt mỏi về chiều. Tuy nhiên, bệnh nhân này chỉ điều trị ngoại trú với chẩn đoán viêm hạch cổ.

Ngày 30.9, bệnh nhân nhập viện tại Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định – Phần Mở rộng trong tình trạng sốt cao 40 độ C, sưng đau vùng cổ trái…

Chẩn đoán ban đầu: U vùng cổ T áp xe hóa / Đái tháo đường típ 1. Bệnh nhân được phẫu thuật làm sạch ổ áp xe, mô hoại tử; điều trị với các kháng sinh ceftazidim. Sau một ngày điều trị, 1/10 bệnh nhân hết sốt, đường huyết còn cao chuyển khoa Nội Tổng hợp điều trị tiếp.

Theo ThS. BS Nguyễn Hữu Lành, trưởng khoa Nội Tổng Hợp – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định thông tin thêm: “Cấy máu có kết quả ngày 4/10: nhiễm trùng huyết Burkholderia pseudomallei nhạy cảm với các kháng sinh ceftazidim hiện đang dùng cho bệnh nhân. Sau 7 ngày điều trị bệnh nhân hết sốt, vết thương sạch, đường huyết ổn định”.

Bệnh Melioidosis (Whitmore) tồn tại và phát sinh từ môi trường tự nhiên

Bệnh Melioidosis (Whitmore) do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei tồn tại trong môi trường tự nhiên gây ra. Con người có thể mắc bệnh Melioidosis khi tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bề mặt bị nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei. Người và động vật có thể nhiễm khuẩn mắc phải do hít phải hạt nước hoặc bụi có nhiễm vi khuẩn, uống nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất nhiễm khuẩn, đặc biệt là qua xây xước nhỏ ngoài da. Bệnh khó lây truyền từ người sang người.

Bệnh thường gặp ở những đối tượng giảm sức đề kháng như: đái tháo đường, bệnh gan, bệnh thận, bệnh phổi mạn tính… Thời gian ủ bệnh từ 1 đến 21 ngày, trung bình 9 ngày. Các triệu chứng thường xuất hiện hai đến bốn tuần sau khi tiếp xúc vi khuẩn.

Các triệu chứng ban đầu rất đa dạng, triệu chứng toàn thân: như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi đau đầu, chán ăn; triệu chứng tại chỗ như: sốt, loét, áp xe; triệu chứng ở các cơ quan như: ho, đau ngực…

Ngọc Linh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bình Định: Phát hiện và điều trị một bệnh nhân nữ nhiễm vi khuẩn Whitmore