Bộ trưởng Giao thông: Phương án lựa chọn công nghệ đường sắt tốc độ cao

Quỳnh Dao (T/h)|12/09/2018 02:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Nhằm hoàn thiện nghiên cứu tiền khả thi Dự án ĐSTĐC trên trục Bắc – Nam, chiều 11/9, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo phương án lựa chọn công nghệ đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC).

Nghệ An: Sau mưa lũ, rác ngập lòng hồ Bản Vẽ

Phát triển du lịch nhờ… “lối sống sạch”

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, đại diện các cơ quan thuộc Bộ GTVT, các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu về GTVT công tác tại Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đường Việt Nam, Trường Đại học GTVT Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ GTVT cùng đơn vị Tư vấn tham dự cuộc họp.

Tại cuộc họp bàn về phương án công nghệ đường sắt tốc độ cao chiều 11/9, đại diện Tư vấn TEDI-TRICC-TEDISOUTH đã trình bày 3 loại hình tàu cao tốc trên thế giới. Đó là tàu chạy trên ray vận tốc 200-350 km/h, tàu Maglev tốc độ 400-600 km/h, tàu Hyperloop chạy trong ống đạt 900-1.200 km/h. Phổ biến nhất là tàu chạy trên ray với hai công nghệ là động lực phân tán và động lực tập trung.

Do những ưu việt của hệ thống động lực phân tán nên ngoài các nước tự nghiên cứu công nghệ hoặc lựa chọn để phát triển công nghệ đoàn tàu tốc độ cao như Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ… thì các nước sử dụng động lực tập trung như Đức, Pháp đang có xu hướng chuyển sang công nghệ phân tán. Trên nguyên tắc lựa chọn đảm bảo tính đồng bộ, tiếp cận các công nghệ tiên tiến, thuận lợi cho việc tiếp nhận, chuyển giao, Tư vấn kiến nghị áp dụng mô hình công nghệ đoàn tàu sử dụng động lực phân tán và công nghệ thông tin tín hiệu điều khiển qua sóng vô tuyến cho tuyến ĐSTĐC Bắc – Nam.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, đến thời điểm này, các cơ quan thuộc Bộ GTVT cùng với Tư vấn đã nghiên cứu báo cáo Bộ nhiều lần về Dự án ĐSTĐC Bắc – Nam, Thứ trưởng phụ trách Nguyễn Ngọc Đông cũng đã tích cực chỉ đạo hoàn thiện nghiên cứu tiền khả thi trong năm 2018 để sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến thống nhất trước khi trình Quốc hội vào năm 2019.

Tại cuộc họp, GS Đỗ Đức Tuấn, ĐH Giao thông vận tải, nhận định, có ý kiến là cần phát triển tàu điện Hyperloop để đi tắt đón đầu song cách đó rất mạo hiểm, nhiều rủi ro, vì chưa nhiều nước áp dụng.

Ông Tuấn ủng hộ công nghệ động lực phân tán dù việc bảo dưỡng tốn kém hơn. Bởi ông cho rằng xu thế của nhiều nước đã sử dụng loại công nghệ này, Việt Nam nên đồng hành với họ. Ngoài ra, chủ trương của Nhà nước là ứng dụng công nghệ tiên tiến song không độc quyền.

“Một nhiệm kỳ có lẽ Quốc hội chỉ dành cho 10 tỷ USD, nên 5 nhiệm kỳ trong 25 năm, chúng ta mới có đường sắt Bắc Nam toàn tuyến. Do đó tôi đề nghị phải chọn tốc độ để báo cáo cho chính xác, nghiên cứu kỹ vận tốc 250 hay 350 km/h”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói, Vnexpress đưa tin.

Theo báo cáo nghiên cứu khả thi giữa kỳ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, tư vấn TEDI-TRICC-TEDIS đề xuất xây dựng tuyến đường sắt mới dài hơn 1.545 km, phân kỳ đầu tư các đoạn Hà Nội – Vinh dài 285 km; Vinh – Nha Trang 896 km; Nha Trang – TP HCM dài 364 km.

Tổng vốn đầu tư toàn dự án dự kiến là 58, 710 tỷ USD, trong đó hai đoạn Hà Nội – Vinh và Nha Trang – TP HCM được đầu tư trước, phân kỳ trong 10 năm (2020-2030) với tổng vốn hơn 24 tỷ USD. Tuyến đường sắt tốc độ cao được xây dựng mới, khổ đường 1.435 mm, đường đôi, có 23 ga, 5 khu depot bảo dưỡng, sửa chữa tàu; trong đó 60% đi trên cầu đường bộ, 10% qua hầm, 30% đi trên mặt đất được rào chắn không giao cắt.

Đoạn đi trên mặt đất nằm gần với tuyến đường bộ cao tốc. Hiện Bộ Giao thông đã cùng với Tư vấn làm việc với tất cả 20 tỉnh, thành phố về hướng tuyến.

Quỳnh Dao (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ trưởng Giao thông: Phương án lựa chọn công nghệ đường sắt tốc độ cao